Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
307033

BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC TRÂU BÒ LÀ GÌ? NGUY HIỂM RA SAO?

Ngày 24/03/2021 16:39:49

BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC TRÂU BÒ LÀ GÌ? NGUY HIỂM RA SAO?

Hiện nay bệnh viêm da nổi cục trên trâu bò đã xuất hiện tại một số nơi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, nguy cơ dịch bệnh lây lan trên diện rộng trong thời gian tới là rất cao. Để chủ động các biện pháp phòng chống bệnh viêm da nổi cục trên đàn trâu, bò trên địa bàn xã. UBND xã Cẩm Tâm đã ban hành văn bản chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho MTTQ, các ban ngành đoàn thể xã, các thôn thực hiện các biện pháp để phòng chống bệnh xâm nhiễm.

Dưới đây là những kiến thức về bệnh viêm da nổi cục trên trâu bò.

Bệnh viêm da nổi cục còn được gọi là bệnh Da sần, là bệnh truyền nhiễm do một loại vi rút (Lumpy Skin Disease Virus-LSDV) gây ra trên trâu, bò thuộc họPoxviridae, chiCapripoxvirus, cùng chi với vi rút gây bệnh Đậu trên dê, cừu.

https://socson.hanoi.gov.vn/documents/3943835/5533400/CB1.jpg/2c384e59-d9f2-432f-a750-5b03c95f8458?t=1605510711000

Lãnh đạo Cục Thú y kiểm tra, lấy mẫu xét nghiệm các ổ dịch tại Hữu Lũng (Lạng Sơn). Ảnh:Cục Thú y

1.Đặc điểm của virus gậy bệnh

Virus có thể bị tiêu diệt ở nhiệt độ 55oC trong 2 giờ, 65oC trong 30 phút. Vi rút có thể được hồi phục từ những nốt sần trên da được giữ ở nhiệt độ -80oC trong 10 năm. LSDV nhạy cảm với môi trường pH kiềm hoặc a xít; có thể tồn tại ở môi trường pH = 6,6 - 8,6 trong 5 ngày ở nhiệt độ 37oC. LSDV rất ổn định, tồn tại trong thời gian dài ngoài môi trường, đặc biệt là ở dạng vảy khô; tồn tại trong các nốt da hoại tử trên 33 ngày, trong các lớp vảy khô lên đến 35 ngày và ít nhất 18 ngày trong da phơi khô. Vi rút nhạy cảm với ánh sáng mặt trời và chất tẩy rửa có chứa dung môi lipid, nhưng trong điều kiện môi trường tối và ẩm ướt, ví dụ như chuồng trại bị ô nhiễm, virus có thể tồn tại trong nhiều tháng

Hóa chất sử dụng để diệt vi rút VDNC bao gồm ether (20%), chloroform, formalin (1%), phenol (2% trong 15 phút), sodium hypochlorite (2 - 3%), hợp chất iodine (pha loãng 1:33), Virkon (2%), hợp chất amoni bậc bốn (0,5%) và một số chất tẩy.

2.Đặc điểm dịch tể

Động vật mẫn cảm đối với LSDV gồm trâu, bò. LSDV không lây sang người và không gây bệnh trên người. Tỷ lệ trâu, bò mắc bệnh khoảng 10 - 20%; tỷ lệ chết khoảng 1 - 5%. Thời gian ủ bệnh trung bình khoảng 4 - 14 ngày.

Đường truyền lây chủ yếu qua côn trùng đốt như muỗi, ruồi, ve; bệnh cũng có thể lây truyền do vận chuyển trâu, bò mang mầm bệnh, sử dụng chung máng uống, khu vực cho ăn, sữa, tinh dịch và qua tiếp xúc trực tiếp.

Bệnh thường xảy ra theo mùa, chủ yếu vào những tháng có thời tiết ấm, khi côn trùng hoạt động mạnh và phong phú nhất, gây thiệt hại về năng suất do sản lượng sữa giảm mạnh, giảm khả năng sinh sản, sảy thai, tổn thương da, giảm tăng trọng, gia súc có thể chết, gây tổn thất về kinh tế do hạn chế vận chuyển và thương mại.

3. Triệu chứng, bệnh tích

Trâu, bò mắc bệnh thường có những dấu hiệu như: sốt cao, có thể trên 41°C, bỏ ăn, suy nhược và gầy yếu, giảm khả năng tiết sữa rõ rệt ở gia súc đang cho con bú; viêm mũi, viêm kết mạc và tiết nhiều nước bọt; sưng hạch bạch huyết bề mặt (hạch trước vai, hạch sau đùi). Hình thành các nốt sần có đường kính từ 2 - 5 cm, đặc biệt là ở da đầu, cổ, chân, bầu vú, cơ quan sinh dục và đáy chậu trong vòng 48 giờ sau khi bắt đầu phản ứng sốt. Các nốt sần này có hình tròn, chắc và nhô cao trên da, mô dưới da và đôi khi cả các cơ bên dưới. Các nốt sần lớn có thể bị hoại tử và cuối cùng là xơ hóa và tồn tại trong vài tháng; để lại các vết sẹo có thể tồn tại vĩnh viễn. Các mụn nước, vết hoại tử và vết loét có thể xuất hiện ở màng nhầy của miệng và đường tiêu hóa cũng như trong khí quản và phổi. Chân và các bộ phận vùng bụng khác của cơ thể, như bao da, ức, bìu và âm hộ, có thể bị tiết dịch, khiến con vật không muốn di chuyển.

Bò đực có thể bị vô sinh vĩnh viễn hoặc tạm thời, bò mang thai có thể sảy thai và động dục trong vài tháng. Một số động vật bị bệnh không biểu hiện triệu chứng nhưng mang virus trong máu và có thể truyền bệnh cho động vật khỏe thông qua côn trùng hút máu

https://socson.hanoi.gov.vn/documents/3943835/5533400/CB2.jpg/d90e2c5d-8c5d-49f4-bd7e-ac47110e3b67?t=1605511583978

Vảy, loét, sẹo trên da bò bị bệnh. Ảnh:Cục Thú y

4. Chẩn đoán bệnhChẩn đoán dựa vào các triệu chứng, bệnh tích xuất hiện trên bò bệnh như: biểu hiện như sốt và các nốt sần đặc trưng trên da trâu (nốt sần có đường kính từ 2 - 5 cm, đặc biệt là ở da đầu, cổ, chân, bầu vú, cơ quan sinh dục

Chẩn đoán xác định ở phòng thí nghiệm: lấy mẫu bệnh phẩm (da tổn thương, vảy, dịch tiết, nước bọt, máu được chống đông …), sử dụng kỹ thuật PCR để phát hiện kháng nguyên của LSDV.

5. Phòng bệnh

Không có thuốc đặc trị bệnh, có thể sử dụng kháng sinh chữa các triệu trứng thứ phát. Một số biện pháp phòng, chống bệnh chính bao gồm:

- Chủ động theo dõi, giám sát để kịp thời phát hiện sớm các trường hợp trâu, bò mắc bệnh. Cách ly, tiêu hủy trâu, bò mắc bệnh.

- Chủ động vệ sinh, tiêu độc khử trùng và tiêu diệt vật chủ trung gian truyền bệnh (ruỗi, muỗi, côn trùng hút máu,…) tại khu vực chuồng nuôi

- Sử dụng vaccin phòng bệnh (tiêm trên thú khỏe mạnh, không nhiễm bệnh).

Biên tập; Hà Thu

BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC TRÂU BÒ LÀ GÌ? NGUY HIỂM RA SAO?

Đăng lúc: 24/03/2021 16:39:49 (GMT+7)

BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC TRÂU BÒ LÀ GÌ? NGUY HIỂM RA SAO?

Hiện nay bệnh viêm da nổi cục trên trâu bò đã xuất hiện tại một số nơi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, nguy cơ dịch bệnh lây lan trên diện rộng trong thời gian tới là rất cao. Để chủ động các biện pháp phòng chống bệnh viêm da nổi cục trên đàn trâu, bò trên địa bàn xã. UBND xã Cẩm Tâm đã ban hành văn bản chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho MTTQ, các ban ngành đoàn thể xã, các thôn thực hiện các biện pháp để phòng chống bệnh xâm nhiễm.

Dưới đây là những kiến thức về bệnh viêm da nổi cục trên trâu bò.

Bệnh viêm da nổi cục còn được gọi là bệnh Da sần, là bệnh truyền nhiễm do một loại vi rút (Lumpy Skin Disease Virus-LSDV) gây ra trên trâu, bò thuộc họPoxviridae, chiCapripoxvirus, cùng chi với vi rút gây bệnh Đậu trên dê, cừu.

https://socson.hanoi.gov.vn/documents/3943835/5533400/CB1.jpg/2c384e59-d9f2-432f-a750-5b03c95f8458?t=1605510711000

Lãnh đạo Cục Thú y kiểm tra, lấy mẫu xét nghiệm các ổ dịch tại Hữu Lũng (Lạng Sơn). Ảnh:Cục Thú y

1.Đặc điểm của virus gậy bệnh

Virus có thể bị tiêu diệt ở nhiệt độ 55oC trong 2 giờ, 65oC trong 30 phút. Vi rút có thể được hồi phục từ những nốt sần trên da được giữ ở nhiệt độ -80oC trong 10 năm. LSDV nhạy cảm với môi trường pH kiềm hoặc a xít; có thể tồn tại ở môi trường pH = 6,6 - 8,6 trong 5 ngày ở nhiệt độ 37oC. LSDV rất ổn định, tồn tại trong thời gian dài ngoài môi trường, đặc biệt là ở dạng vảy khô; tồn tại trong các nốt da hoại tử trên 33 ngày, trong các lớp vảy khô lên đến 35 ngày và ít nhất 18 ngày trong da phơi khô. Vi rút nhạy cảm với ánh sáng mặt trời và chất tẩy rửa có chứa dung môi lipid, nhưng trong điều kiện môi trường tối và ẩm ướt, ví dụ như chuồng trại bị ô nhiễm, virus có thể tồn tại trong nhiều tháng

Hóa chất sử dụng để diệt vi rút VDNC bao gồm ether (20%), chloroform, formalin (1%), phenol (2% trong 15 phút), sodium hypochlorite (2 - 3%), hợp chất iodine (pha loãng 1:33), Virkon (2%), hợp chất amoni bậc bốn (0,5%) và một số chất tẩy.

2.Đặc điểm dịch tể

Động vật mẫn cảm đối với LSDV gồm trâu, bò. LSDV không lây sang người và không gây bệnh trên người. Tỷ lệ trâu, bò mắc bệnh khoảng 10 - 20%; tỷ lệ chết khoảng 1 - 5%. Thời gian ủ bệnh trung bình khoảng 4 - 14 ngày.

Đường truyền lây chủ yếu qua côn trùng đốt như muỗi, ruồi, ve; bệnh cũng có thể lây truyền do vận chuyển trâu, bò mang mầm bệnh, sử dụng chung máng uống, khu vực cho ăn, sữa, tinh dịch và qua tiếp xúc trực tiếp.

Bệnh thường xảy ra theo mùa, chủ yếu vào những tháng có thời tiết ấm, khi côn trùng hoạt động mạnh và phong phú nhất, gây thiệt hại về năng suất do sản lượng sữa giảm mạnh, giảm khả năng sinh sản, sảy thai, tổn thương da, giảm tăng trọng, gia súc có thể chết, gây tổn thất về kinh tế do hạn chế vận chuyển và thương mại.

3. Triệu chứng, bệnh tích

Trâu, bò mắc bệnh thường có những dấu hiệu như: sốt cao, có thể trên 41°C, bỏ ăn, suy nhược và gầy yếu, giảm khả năng tiết sữa rõ rệt ở gia súc đang cho con bú; viêm mũi, viêm kết mạc và tiết nhiều nước bọt; sưng hạch bạch huyết bề mặt (hạch trước vai, hạch sau đùi). Hình thành các nốt sần có đường kính từ 2 - 5 cm, đặc biệt là ở da đầu, cổ, chân, bầu vú, cơ quan sinh dục và đáy chậu trong vòng 48 giờ sau khi bắt đầu phản ứng sốt. Các nốt sần này có hình tròn, chắc và nhô cao trên da, mô dưới da và đôi khi cả các cơ bên dưới. Các nốt sần lớn có thể bị hoại tử và cuối cùng là xơ hóa và tồn tại trong vài tháng; để lại các vết sẹo có thể tồn tại vĩnh viễn. Các mụn nước, vết hoại tử và vết loét có thể xuất hiện ở màng nhầy của miệng và đường tiêu hóa cũng như trong khí quản và phổi. Chân và các bộ phận vùng bụng khác của cơ thể, như bao da, ức, bìu và âm hộ, có thể bị tiết dịch, khiến con vật không muốn di chuyển.

Bò đực có thể bị vô sinh vĩnh viễn hoặc tạm thời, bò mang thai có thể sảy thai và động dục trong vài tháng. Một số động vật bị bệnh không biểu hiện triệu chứng nhưng mang virus trong máu và có thể truyền bệnh cho động vật khỏe thông qua côn trùng hút máu

https://socson.hanoi.gov.vn/documents/3943835/5533400/CB2.jpg/d90e2c5d-8c5d-49f4-bd7e-ac47110e3b67?t=1605511583978

Vảy, loét, sẹo trên da bò bị bệnh. Ảnh:Cục Thú y

4. Chẩn đoán bệnhChẩn đoán dựa vào các triệu chứng, bệnh tích xuất hiện trên bò bệnh như: biểu hiện như sốt và các nốt sần đặc trưng trên da trâu (nốt sần có đường kính từ 2 - 5 cm, đặc biệt là ở da đầu, cổ, chân, bầu vú, cơ quan sinh dục

Chẩn đoán xác định ở phòng thí nghiệm: lấy mẫu bệnh phẩm (da tổn thương, vảy, dịch tiết, nước bọt, máu được chống đông …), sử dụng kỹ thuật PCR để phát hiện kháng nguyên của LSDV.

5. Phòng bệnh

Không có thuốc đặc trị bệnh, có thể sử dụng kháng sinh chữa các triệu trứng thứ phát. Một số biện pháp phòng, chống bệnh chính bao gồm:

- Chủ động theo dõi, giám sát để kịp thời phát hiện sớm các trường hợp trâu, bò mắc bệnh. Cách ly, tiêu hủy trâu, bò mắc bệnh.

- Chủ động vệ sinh, tiêu độc khử trùng và tiêu diệt vật chủ trung gian truyền bệnh (ruỗi, muỗi, côn trùng hút máu,…) tại khu vực chuồng nuôi

- Sử dụng vaccin phòng bệnh (tiêm trên thú khỏe mạnh, không nhiễm bệnh).

Biên tập; Hà Thu