Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
307033

Cách ngăn ngừa và phòng chống lây lan dịch tả lợn châu Phi

Ngày 05/05/2021 00:00:00

Hiện nay dịch tả lợn Châu phi đang lây lan mạnh ở một số địa phương. Theo thống kê của sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thanh hóa từ ngày 23/2 đến 19/5/2019 dịch tả lợn Châu phi đã xuất hiện ở 123 xã thuộc 18 huyện, thành phố của tỉnh, phải tiêu hủy hơn 8.000 con, trọng lượng gần 530 tấn. Nguyên nhân là việc vận chuyển thức ăn chăn nuôi từ vùng dịch vào Thanh Hóa, một số người lén lút vạn chuyển trái phép lợn, sản phẩm từ lợn ở vùng dịch vào vùng chưa có dịch.

Cách ngăn ngừa và phòng chống lây lan dịch tả lợn châu Phi

Hiện nay dịch tả lợn Châu phi đang lây lan mạnh ở một số địa phương. Theo thống kê của sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thanh hóa từ ngày 23/2 đến 19/5/2019 dịch tả lợn Châu phi đã xuất hiện ở 123 xã thuộc 18 huyện, thành phố của tỉnh, phải tiêu hủy hơn 8.000 con, trọng lượng gần 530 tấn. Nguyên nhân là việc vận chuyển thức ăn chăn nuôi từ vùng dịch vào Thanh Hóa, một số người lén lút vạn chuyển trái phép lợn, sản phẩm từ lợn ở vùng dịch vào vùng chưa có dịch.

Vì vậy để ngăn chặn dịch lợn bùng phát bà con nhân dân cần chủ động phòng chống như và thực hiện tốt các nội dung sau:

Vi rút gây bệnh dịch tả lợn châu Phi có sức đề kháng cao với môi trường, sống lâu trong các điều kiện khác nhau. Hiện nay trên thế giới chưa có vắc xin để phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi nên chưa thể thanh toán bệnh này một cách triệt để.

Bệnh gây sốt cao, xuất huyết nặng và 100% số lợn mắc bệnh bị chết.Triệu chứng bệnh thường gây nhầm lẫn với triệu chứng của một số bệnh thường gặp khác ở lợn nên người chăn nuôi có tâm lý chủ quan, khi phát hiện thường đã muộn. Vi rút dịch tả lợn châu Phi tuy không gây nguy hiểm đến sức khỏe con người nhưng nguy cơ lây lan cao và hậu quả về kinh tế đối với ngành chăn nuôi rất nghiêm trọng, nên người dân cần nhận biết một số dấu hiệu khi lợn mắc dịch bệnh này để có cách phòng ngừa và tránh để dịch bênh lây lan.

· Một số dấu hiệu của lợn mắc dịch tả lợn châu Phi:

-Lợn sốt cao, không đứng vững được

-Lợn nôn, tiêu chảy, đôi khi chảy máu

-Da xanh xao, xung quanh vùng mõm hoặc tai

-Lợn khó thở, ho

-Lợn xảy thai và ốm yếu dần

-Phần lớn lợn sẽ chết trong khoảng 10 ngày sau khi mắc bệnh

·Lợn nuôi sẽ bị lây bệnh từ:

-Những con lợn khác đã nhiễm bệnh được vận chuyển hoặc ghép đàn

-Ăn phải những đồ ăn, rác nhiễm vius hoặc rác thải nhà bếp

-Vật liệu nhiễm bẩn/quần áo/giày dép.

·Nếu đàn lợn có những dấu hiệu trên hoặc nghi ngờ nhiễm vi rút dịch tả lợn châu Phi, người chăn nuôi cần:

-Liên hệ ngay với nhân viên y tế, hoặc cơ quan chức năng (Thông báo đến UBND xã, TT BCĐ: 0395545490 Đ/c Tùng cán bộ thú y xã)

- Không vận chuyển đàn lợn nhiễm bệnh ra khỏi trang trại

- Thay trang phục, giày trước khi ra khỏi chuồng

- Thức ăn cho lợn phải được mua ở những nguồn uy tín, kiểm tra thông tin kỹ nguồn gốc để tránh lây nhiễm virus từ thức ăn.

- Tránh để lợn nuôi tiếp xúc với lợn hoang dã hoặc đàn lợn khác

- Tránh nuôi lợn ở chuồng ngoài trời trong những vùng bị nghi là ảnh hưởng

- Không mang, vận chuyển các loại thịt lợn muối hay xông khói từ vùng khác đến, vì các loại thịt này vẫn tiềm ẩn virus bệnh

- Không vứt xác lợn chết nghi nhiễm bệnh vào rừng khu vực tự nhiên.

Trên đây là một số nội dung bà con cần nghiêm túc thực hiện để phòng tránh bệnh dịch tả Châu phi bùng phát.

Biên tập: Hà Thu

Cách ngăn ngừa và phòng chống lây lan dịch tả lợn châu Phi

Đăng lúc: 05/05/2021 00:00:00 (GMT+7)

Hiện nay dịch tả lợn Châu phi đang lây lan mạnh ở một số địa phương. Theo thống kê của sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thanh hóa từ ngày 23/2 đến 19/5/2019 dịch tả lợn Châu phi đã xuất hiện ở 123 xã thuộc 18 huyện, thành phố của tỉnh, phải tiêu hủy hơn 8.000 con, trọng lượng gần 530 tấn. Nguyên nhân là việc vận chuyển thức ăn chăn nuôi từ vùng dịch vào Thanh Hóa, một số người lén lút vạn chuyển trái phép lợn, sản phẩm từ lợn ở vùng dịch vào vùng chưa có dịch.

Cách ngăn ngừa và phòng chống lây lan dịch tả lợn châu Phi

Hiện nay dịch tả lợn Châu phi đang lây lan mạnh ở một số địa phương. Theo thống kê của sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thanh hóa từ ngày 23/2 đến 19/5/2019 dịch tả lợn Châu phi đã xuất hiện ở 123 xã thuộc 18 huyện, thành phố của tỉnh, phải tiêu hủy hơn 8.000 con, trọng lượng gần 530 tấn. Nguyên nhân là việc vận chuyển thức ăn chăn nuôi từ vùng dịch vào Thanh Hóa, một số người lén lút vạn chuyển trái phép lợn, sản phẩm từ lợn ở vùng dịch vào vùng chưa có dịch.

Vì vậy để ngăn chặn dịch lợn bùng phát bà con nhân dân cần chủ động phòng chống như và thực hiện tốt các nội dung sau:

Vi rút gây bệnh dịch tả lợn châu Phi có sức đề kháng cao với môi trường, sống lâu trong các điều kiện khác nhau. Hiện nay trên thế giới chưa có vắc xin để phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi nên chưa thể thanh toán bệnh này một cách triệt để.

Bệnh gây sốt cao, xuất huyết nặng và 100% số lợn mắc bệnh bị chết.Triệu chứng bệnh thường gây nhầm lẫn với triệu chứng của một số bệnh thường gặp khác ở lợn nên người chăn nuôi có tâm lý chủ quan, khi phát hiện thường đã muộn. Vi rút dịch tả lợn châu Phi tuy không gây nguy hiểm đến sức khỏe con người nhưng nguy cơ lây lan cao và hậu quả về kinh tế đối với ngành chăn nuôi rất nghiêm trọng, nên người dân cần nhận biết một số dấu hiệu khi lợn mắc dịch bệnh này để có cách phòng ngừa và tránh để dịch bênh lây lan.

· Một số dấu hiệu của lợn mắc dịch tả lợn châu Phi:

-Lợn sốt cao, không đứng vững được

-Lợn nôn, tiêu chảy, đôi khi chảy máu

-Da xanh xao, xung quanh vùng mõm hoặc tai

-Lợn khó thở, ho

-Lợn xảy thai và ốm yếu dần

-Phần lớn lợn sẽ chết trong khoảng 10 ngày sau khi mắc bệnh

·Lợn nuôi sẽ bị lây bệnh từ:

-Những con lợn khác đã nhiễm bệnh được vận chuyển hoặc ghép đàn

-Ăn phải những đồ ăn, rác nhiễm vius hoặc rác thải nhà bếp

-Vật liệu nhiễm bẩn/quần áo/giày dép.

·Nếu đàn lợn có những dấu hiệu trên hoặc nghi ngờ nhiễm vi rút dịch tả lợn châu Phi, người chăn nuôi cần:

-Liên hệ ngay với nhân viên y tế, hoặc cơ quan chức năng (Thông báo đến UBND xã, TT BCĐ: 0395545490 Đ/c Tùng cán bộ thú y xã)

- Không vận chuyển đàn lợn nhiễm bệnh ra khỏi trang trại

- Thay trang phục, giày trước khi ra khỏi chuồng

- Thức ăn cho lợn phải được mua ở những nguồn uy tín, kiểm tra thông tin kỹ nguồn gốc để tránh lây nhiễm virus từ thức ăn.

- Tránh để lợn nuôi tiếp xúc với lợn hoang dã hoặc đàn lợn khác

- Tránh nuôi lợn ở chuồng ngoài trời trong những vùng bị nghi là ảnh hưởng

- Không mang, vận chuyển các loại thịt lợn muối hay xông khói từ vùng khác đến, vì các loại thịt này vẫn tiềm ẩn virus bệnh

- Không vứt xác lợn chết nghi nhiễm bệnh vào rừng khu vực tự nhiên.

Trên đây là một số nội dung bà con cần nghiêm túc thực hiện để phòng tránh bệnh dịch tả Châu phi bùng phát.

Biên tập: Hà Thu