Xem nhiều
Cơ chế, chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển cây Gai xanh trên địa bàn huyện Cẩm Thủy năm 2021 và giai đoạn 2021 – 2023
Ngày 15/08/2021 00:00:00
I. Căn cứ Nghị quyết số 385/2021/NQ-HĐND ngày 26/4/2021 về việc ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển cây gai xanh nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021 – 2023. Cụ thể:
1. Đối tượng hỗ trợ
Doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình và cá nhân trồng cây gai xanh làm nguyên liệu sản xuất sợi dệt trên địa bàn tỉnh thuộc phạm vi đề án phát triển vùng nguyên liệu cây gai xanh phục vụ Nhà máy sản xuất sợi gai An Phước tại xã Cẩm Tú, huyện Cẩm Thủy đến 2025, định hướng đến 2030 đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Nội dung hỗ trợ và mức hỗ trợ.
2.1. Hỗ trợ chuyển đổi trồng cây lâu năm kém hiệu quả sang trồng cây gai xanh nguyên liệu.
Hỗ trợ một lần với mức 10 triệu đồng/ ha diện tích chuyển đổi.
2.2. Hỗ trợ chi phí mua giống cây Gai
Hõ trợ một lần với mức 50% chi phí mua giống nhưng tối đa không quá 10 triệu đồng/ha đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác (Không quá 1 triệu đồng/0,1 ha đối với hộ gia đình, các nhân).
2.3. Hỗ trợ mua máy tước vỏ gai.
- Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác: Có diện tích trồng gai 5 - 10 ha, được hỗ trợ 1 máy. Từ Ha thứ 11 trở đi, cứ trồng tăng thêm 5 ha, được hỗ trợ 1 máy.
- Đối với hộ gia đình, cá nhân: Có diện tích trồng gai xanh từ 1ha - 5ha, được hỗ trợ mua 01 máy; từ ha thứ 6 trở đi, cứ trồng tăng thêm 5 ha thì được hỗ trợ 01 máy.
- Mức hỗ trợ: 05 triệu đồng/ 01 máy.
II. Căn cứ Nghị quyết số 19/NQ – HĐND ngày 24/12/2020 về mức hỗ trợ khuyến khích phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện năm 2021;
a. Đối tượng: Là thành viên HTX, các HTX, doanh nghiệp trồng mới cây gai
xanh trong năm 2021; Ban chỉ đạo trồng cây gai xanh huyện, xã.
b. Điều kiện hỗ trợ:
- Hỗ trợ trực tiếp cho hộ gia đình, cá nhân, HTX, Doanh nghiệp trực tiếp
trồng mới cây gai xanh năm 2021; ký hợp đồng trực tiếp với công ty; được
chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật; được nghiệm thu đạt yêu cầu trước khi
bước vào vụ thu hoạch đầu tiên.
- Đối với Ban chỉ đạo xã: Chỉ đạo hoàn thành chỉ tiêu đã đăng ký và kế
hoạch huyện giao về trồng mới cây gai xanh năm 2021.
- Ban chỉ đạo huyện: Tập trung chỉ đạo theo chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra.
c. Hình thức hỗ trợ: Hỗ trợ một lần bằng tiền sau khi được Ban chỉ đạo trồng
cây gai xanh của huyện nghiệm thu.
d. Mức hỗ trợ:
- 3 triệu đồng/ha cây gai xanh được trồng mới.
- 500 nghìn đồng/Ban chỉ đạo xã/ha cây gai xanh trồng mới.
- 300 nghìn đồng/Ban chỉ đạo huyện/ha cây gai xanh trồng mới.
III. Đối với cơ chế, chính sách hiện hành của công ty CP tập đoàn đầu tư và thương mại An Phước đang áp dụng:
1.1 Đối với cây giống:
+ Giá giống hiện hành: 800 đ/cây.
+ Công ty cho ứng trước lượng giống trồng trên đơn vị hecta (ha) thực tế trồng tương ứng theo quy trình kỹ thuật trồng và thu nợ dần từ vụ thứ 2 đến vụ thứ 5 mỗi lần thu 25% tổng kinh phí.
1.2 Đối với máy tuốt vỏ gai:
+ Giá hiện hành: 13.200.000 đ/ máy.
+ Công ty cho ứng trước máy để sơ chế vỏ gai và thu nợ từ vụ thứ 5 đến vụ thứ 8 và mỗi lần thu 25% tổng kinh phí.
Tin cùng chuyên mục
-
Bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
20/09/2024 00:00:00 -
V/v khắc phục thiệt hại, khôi phục sản xuất sau bão số 3 (YAGI).
16/09/2024 00:00:00 -
Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi ngành Giáo dục nhân dịp khai giảng năm học mới 2024-2025.
05/09/2024 00:00:00 -
Trường Mầm Non; trường Tiểu học và THCS Cẩm Tâm tổ chức Khai giảng năm học 2024-2025
05/09/2024 00:00:00
Cơ chế, chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển cây Gai xanh trên địa bàn huyện Cẩm Thủy năm 2021 và giai đoạn 2021 – 2023
Đăng lúc: 15/08/2021 00:00:00 (GMT+7)
I. Căn cứ Nghị quyết số 385/2021/NQ-HĐND ngày 26/4/2021 về việc ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển cây gai xanh nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021 – 2023. Cụ thể:
1. Đối tượng hỗ trợ
Doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình và cá nhân trồng cây gai xanh làm nguyên liệu sản xuất sợi dệt trên địa bàn tỉnh thuộc phạm vi đề án phát triển vùng nguyên liệu cây gai xanh phục vụ Nhà máy sản xuất sợi gai An Phước tại xã Cẩm Tú, huyện Cẩm Thủy đến 2025, định hướng đến 2030 đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Nội dung hỗ trợ và mức hỗ trợ.
2.1. Hỗ trợ chuyển đổi trồng cây lâu năm kém hiệu quả sang trồng cây gai xanh nguyên liệu.
Hỗ trợ một lần với mức 10 triệu đồng/ ha diện tích chuyển đổi.
2.2. Hỗ trợ chi phí mua giống cây Gai
Hõ trợ một lần với mức 50% chi phí mua giống nhưng tối đa không quá 10 triệu đồng/ha đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác (Không quá 1 triệu đồng/0,1 ha đối với hộ gia đình, các nhân).
2.3. Hỗ trợ mua máy tước vỏ gai.
- Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác: Có diện tích trồng gai 5 - 10 ha, được hỗ trợ 1 máy. Từ Ha thứ 11 trở đi, cứ trồng tăng thêm 5 ha, được hỗ trợ 1 máy.
- Đối với hộ gia đình, cá nhân: Có diện tích trồng gai xanh từ 1ha - 5ha, được hỗ trợ mua 01 máy; từ ha thứ 6 trở đi, cứ trồng tăng thêm 5 ha thì được hỗ trợ 01 máy.
- Mức hỗ trợ: 05 triệu đồng/ 01 máy.
II. Căn cứ Nghị quyết số 19/NQ – HĐND ngày 24/12/2020 về mức hỗ trợ khuyến khích phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện năm 2021;
a. Đối tượng: Là thành viên HTX, các HTX, doanh nghiệp trồng mới cây gai
xanh trong năm 2021; Ban chỉ đạo trồng cây gai xanh huyện, xã.
b. Điều kiện hỗ trợ:
- Hỗ trợ trực tiếp cho hộ gia đình, cá nhân, HTX, Doanh nghiệp trực tiếp
trồng mới cây gai xanh năm 2021; ký hợp đồng trực tiếp với công ty; được
chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật; được nghiệm thu đạt yêu cầu trước khi
bước vào vụ thu hoạch đầu tiên.
- Đối với Ban chỉ đạo xã: Chỉ đạo hoàn thành chỉ tiêu đã đăng ký và kế
hoạch huyện giao về trồng mới cây gai xanh năm 2021.
- Ban chỉ đạo huyện: Tập trung chỉ đạo theo chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra.
c. Hình thức hỗ trợ: Hỗ trợ một lần bằng tiền sau khi được Ban chỉ đạo trồng
cây gai xanh của huyện nghiệm thu.
d. Mức hỗ trợ:
- 3 triệu đồng/ha cây gai xanh được trồng mới.
- 500 nghìn đồng/Ban chỉ đạo xã/ha cây gai xanh trồng mới.
- 300 nghìn đồng/Ban chỉ đạo huyện/ha cây gai xanh trồng mới.
III. Đối với cơ chế, chính sách hiện hành của công ty CP tập đoàn đầu tư và thương mại An Phước đang áp dụng:
1.1 Đối với cây giống:
+ Giá giống hiện hành: 800 đ/cây.
+ Công ty cho ứng trước lượng giống trồng trên đơn vị hecta (ha) thực tế trồng tương ứng theo quy trình kỹ thuật trồng và thu nợ dần từ vụ thứ 2 đến vụ thứ 5 mỗi lần thu 25% tổng kinh phí.
1.2 Đối với máy tuốt vỏ gai:
+ Giá hiện hành: 13.200.000 đ/ máy.
+ Công ty cho ứng trước máy để sơ chế vỏ gai và thu nợ từ vụ thứ 5 đến vụ thứ 8 và mỗi lần thu 25% tổng kinh phí.