QUY TRÌNH KỸ THUẬT SẢN XUẤT CÂY GAI XANH AP1 LÀM NGUYÊN LIỆU SỢI DỆT Ngày 17/06/2022 00:00:00 QUY TRÌNH KỸ THUẬT SẢN XUẤT CÂY GAI XANH AP1 LÀM NGUYÊN LIỆU SỢI DỆT I. Đối tượng áp dụng: Đối tượng áp dụng: Quy trình áp dụng cho sản xuất cây gai xanh AP1 làm nguyên liệu sợi dệt trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Thời gian thực hiện: Từ năm 2022. II. Nguồn gốc, đặc điểm cây gai xanh AP1: Giống gai xanh AP1 do Viện di truyền Nông nghiệp và Công ty CP Tập đoàn An Phước-Viramie du nhập, khảo nghiệm, được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận chính thức tại Quyết định số 3703/QĐ-BNN-TT, ngày 24/9/2018. Là loại cây thân bụi, tái sinh từ mầm gốc, trồng 1 lần thu hoạch nhiều năm; cây sinh trưởng nhanh, có sinh khối lớn, mỗi năm có thể thu hoạch từ 4-5 lứa; bộ phận sử dụng chính là vỏ cây gai dùng làm sợi vải trong ngành dệt may; thân, lá dùng làm nguyên liệu phân bón, giá thể; củ gai dùng làm dược phẩm... III. Kỹ thuật sản xuất cây gai xanh AP1 1. Kỹ thuật sản xuất giống Giống gai AP1 do Công ty Cổ phần Nông nghiệp An Phước độc quyền sản xuất. Giống gai AP1 được sản xuất chủ yếu bằng hạt. Tiêu chuẩn cây giống khi đưa vào trồng: Cây giống đạt từ 80 100 ngày tuổi; chiều cao cây từ 15 25 cm; đường kính gốc 0,3 0,5 cm; rễ đã phình to hình thành củ dài từ 1-3cm, đường kính củ khoảng 0,2 cm trở lên, phần gốc sát rễ đã bắt đầu nảy mầm mới. 2. Kỹ thuật sản xuất nguyên liệu 2.1. Chọn đất trồng gai và kỹ thuật làm đất * Loại đất: Cây gai xanh AP1 thích hợp trên nhiều loại đất: Đất đỏ bazan, đất đồi đen xen đá, sỏi cơm, đất có độ dốc dưới 200, đất bãi ven sông, đất thịt nhẹ, đất lúa không chủ động tưới. Yêu cầu đất trồng gai phải tiêu thoát nước chủ động. * Kỹ thuật làm đất: Trước khi làm đất cần vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, dọn sạch tàn dư cây trồng trước, cỏ dại và chất thải rắn (nếu có). - Trên đất có điều kiện cơ giới hóa: làm đất kỹ, nhỏ, đảm bảo sộ sâu canh tác từ 25-30cm; tạo các luống trồng gai: Nếu địa hình bằng phẳng băng luống rộng từ 1,2-2,4 m, luống cách luống 25-30cm; nếu địa hình dốc hình thành các băng trồng gai từ 8- 10m theo hướng dốc (không bố trí băng luống theo đường đồng mức). - Đối với đất đồi núi dốc lẫn đá, sỏi cơm: dọn sách cỏ dại, tàn dư cây trồng trước. Thiết kế thành từng băng khoảng 8 10 m theo chiều dốc. Bố trí các đường công tác giữa các băng rộng 1 1,2 m. Đào hố trồng sâu 20- 25cm, rộng khoảng 15-20 cm. 2.2. Thời vụ trồng: Tại Thanh Hóa cây gai xanh AP1 được trồng ở 2 thời vụ: - Vụ Xuân (Thời vụ chính): bắt đầu từ tháng 2 đến hết tháng 4 hàng năm. - Vụ Thu: Trồng từ cuối tháng 7 đến tháng 9 hàng năm. 2.3. Mật độ, khoảng cách và kỹ thuật trồng: * Mật độ và khoảng cách Trên đất đồi, đất bãi cao: Mật độ khoảng 28.000 cây/ha; khoảng cách hàng-hàng 0,8m, cây cây từ 0,40- 0,45m. - Đối với đất ruộng, đất bãi tơi xốp Mật độ trồng 25.000 cây/ha. Khoảng cách hàng - hàng 0,8 m; cây - cây 0,5 m. * Kỹ thuật trồng: - Cây giống sau khi xuất vườn phải được trồng ngay trong ngày hoặc phải giâm trong cát ẩm, tưới và che mát cho cây trong trường hợp chưa trồng được ngay nhưng không để quá 5 7 ngày. Đặt cây con ngay ngắn vào hố trồng, giữ cây gai đứng thẳng, lấp đất kín rễ củ, không lấp kín mầm gốc. Nếu đất khô, thời tiết nắng cần tưới đủ ẩm; sau trồng từ 10- 15 ngày cần kiểm tra và trồng dặm đảm bảo mật độ. 2.4. Kỹ thuật bón phân cho gai Bón lót: sau khi làm đất xong (trước khi trồng): Từ 10- 15 tấn phân chuồng hoặc 2-3 tấn phân hữu cơ vi sinh/ha loại VX 01 + 400 kg NPK (15-15-15); trên đất chua, đất đồi cao bón thêm từ 400-500 kg vôi bột. Bón theo rãnh trồng gai hoặc theo hốc, sau đó lấp nhẹ một lớp đất bột từ 3-5cm Bón thúc lần 1: Khi gai đã bén rễ, bắt đầu nảy mầm gốc (từ 15-20 ngày sau trồng): lượng bón từ 100 kg đạm Urê + 40 kg Kaly Clorua/ha. Nếu trời nắng có thể hòa loãng để tưới, nếu độ ẩm lớn, đất ướt có thể bón trực tiếp vào gần sát gốc. Bón thúc lần 2: Sau trồng khoảng 40 ngày: lượng bón 150 kg đạm Urê + 180 kg Kaly Clorua/ha; cách bón như trên. Bón phân sau thu hoạch lần thứ nhất 1 đến lần thứ 4 (năm đầu): Lượng bón mỗi lần gồm 250kg đạm U rê + 200 kg lân super + 150 kg kalyclorua. Cách bón: sau khi thu hoạch xong, vệ sinh đồng rộng, chia đều lượng phân, rải xung quanh bụi gai đồng thời tưới đủ ẩm để phân ngấm vào đất. Bón chăm sóc từ năm thứ 2: Sau khi thu gai vụ đông (cuối tháng 1- đầu tháng 2); lượng bón cho 01ha gồm 300 kg đạm ure+500 lân super +180kg kalyclorua, bón xung quanh gốc, kết hợp vun nhẹ vùi phân. Sau mỗi lần thu hoạch: Bón bổ sung 200 kg đạm ure+200 lân super +120kg kalyclorua. Lưu ý: Hiện nay trên thị trường có các loại NPK, phân hữu cơ chuyên dùng cho cây gai (công ty CP Phân bón Sông Mã, Công ty CP Phân bón Phúc Thịnh, Công ty CP CP Công Nông nghiệp Tiến Nông...); các hộ trồng gai có thể lựa chọn và sử dụng theo khuyến cáo của đơn vị sản xuất để thay thế phân đơn. 2.5. Chăm sóc: * Tưới nước và tiêu thoát nước - Sau khi trồng, cần tưới nước và giữ ẩm thường xuyên cho cây con. Lưu ý: không dùng phương pháp tưới tràn đối với ruộng gai mới trồng. - Sau những trận mưa lớn phải kiểm tra đồng ruộng khơi thông rãnh thoát nước tránh úng cho ruộng gai. * Làm cỏ, xới xáo và chắm dặm bổ sung: - Cần phải làm cỏ thường xuyên liên tục trong giai đoạn cây con. Có thể dùng nylon che phủ mặt luống để hạn chế cỏ dại. - Sau trồng mới 10 đến 15 ngày hoặc sau mỗi lần thu hoạch gai cần tiến hành làm cỏ, xới xáo... trong trường hợp phát hiện những điểm không đảm bảo mật độ cần tiến hành trồng dặm bổ sung. 2.6. Thu hoạch, tước vỏ, phơi sấy * Thời điểm thu hoạch - Sau khi trồng được từ 80 100 ngày có thể thu hoạch lứa 1, các lứa tiếp theo cách nhau từ 45 - 60 ngày. - Các dấu hiệu nhận biết thời điểm thu hoạch: 1/3 thân phía dưới chuyển màu nâu nhạt, hồng hoặc vàng cốm; lá ở phần gốc chuyển màu vàng,bắt đầu rụng; đốt lá ở phần ngọn ngắn lại, lá mọc dày hơn; tách vỏ ra dễ dàng; gốc bắt đầu có mầm mới mọc lên. * Kỹ thuật chặt gai: Chặt gốc sát mặt đất, chặt dứt khoát, không để dập gốc gai. * Tước vỏ: Sử dụng máy do Công ty CP Nông nghiệp An Phước cung cấp (hiện nay), thu hoạch đến đâu tổ chức tước vỏ đến đấy, không để cây gai bị héo. * Phơi sấy: Vỏ gai sau khi tước cần được phơi nắng hoặc sấy khô đảm bảo độ ẩm còn 14%; nhập ngay cho nhà máy hoặc bảo quản kỹ, tránh hút ẩm, ngấm nước giảm chất lượng. 2.7. Xứ lý thân lá gai Sau khi thu hoạch, lượng thân lá gai trên ruộng nhiều, nên vun thành đống, tưới chế phẩm lên men vi sinh (Trichoderma) và ủ từ 10- 15 ngày sau đó rải đều ra ruộng. Đây là nguồn phân hữu cơ rất tốt cải tạo đất, bổ sung dinh dưỡng cho cây. 2.8 Phòng trừ sâu, bệnh hại gai Cây gai là đối tượng cây trồng mới, quần thể cây gai còn ít. Qua kiểm tra hiên nay, trên đồng ruộng chủ yếu xuất hiện các đối tượng sâu róm ăn lá, bọ trĩ, sâu cuốn lá với mật độ rất thấp. Thời gian, mức độ xuất hiện tùy thuộc vào điều kiện thời tiết từng vụ, từng năm. Vì vậy, thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện các loại sâu hại để diệt trừ. Trong trường hợp mật độ sâu xuất hiện cao, sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có hoạt chất: Abamectin, Ebamectin Benzoate, Chlorantraniliprole, Indoxacard.... để phun trừ.. NGUỒN SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
Đăng lúc: 17/06/2022 00:00:00 (GMT+7)
QUY TRÌNH KỸ THUẬT SẢN XUẤT CÂY GAI XANH AP1 LÀM NGUYÊN LIỆU SỢI DỆT I. Đối tượng áp dụng: Đối tượng áp dụng: Quy trình áp dụng cho sản xuất cây gai xanh AP1 làm nguyên liệu sợi dệt trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Thời gian thực hiện: Từ năm 2022. II. Nguồn gốc, đặc điểm cây gai xanh AP1: Giống gai xanh AP1 do Viện di truyền Nông nghiệp và Công ty CP Tập đoàn An Phước-Viramie du nhập, khảo nghiệm, được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận chính thức tại Quyết định số 3703/QĐ-BNN-TT, ngày 24/9/2018. Là loại cây thân bụi, tái sinh từ mầm gốc, trồng 1 lần thu hoạch nhiều năm; cây sinh trưởng nhanh, có sinh khối lớn, mỗi năm có thể thu hoạch từ 4-5 lứa; bộ phận sử dụng chính là vỏ cây gai dùng làm sợi vải trong ngành dệt may; thân, lá dùng làm nguyên liệu phân bón, giá thể; củ gai dùng làm dược phẩm... III. Kỹ thuật sản xuất cây gai xanh AP1 1. Kỹ thuật sản xuất giống Giống gai AP1 do Công ty Cổ phần Nông nghiệp An Phước độc quyền sản xuất. Giống gai AP1 được sản xuất chủ yếu bằng hạt. Tiêu chuẩn cây giống khi đưa vào trồng: Cây giống đạt từ 80 100 ngày tuổi; chiều cao cây từ 15 25 cm; đường kính gốc 0,3 0,5 cm; rễ đã phình to hình thành củ dài từ 1-3cm, đường kính củ khoảng 0,2 cm trở lên, phần gốc sát rễ đã bắt đầu nảy mầm mới. 2. Kỹ thuật sản xuất nguyên liệu 2.1. Chọn đất trồng gai và kỹ thuật làm đất * Loại đất: Cây gai xanh AP1 thích hợp trên nhiều loại đất: Đất đỏ bazan, đất đồi đen xen đá, sỏi cơm, đất có độ dốc dưới 200, đất bãi ven sông, đất thịt nhẹ, đất lúa không chủ động tưới. Yêu cầu đất trồng gai phải tiêu thoát nước chủ động. * Kỹ thuật làm đất: Trước khi làm đất cần vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, dọn sạch tàn dư cây trồng trước, cỏ dại và chất thải rắn (nếu có). - Trên đất có điều kiện cơ giới hóa: làm đất kỹ, nhỏ, đảm bảo sộ sâu canh tác từ 25-30cm; tạo các luống trồng gai: Nếu địa hình bằng phẳng băng luống rộng từ 1,2-2,4 m, luống cách luống 25-30cm; nếu địa hình dốc hình thành các băng trồng gai từ 8- 10m theo hướng dốc (không bố trí băng luống theo đường đồng mức). - Đối với đất đồi núi dốc lẫn đá, sỏi cơm: dọn sách cỏ dại, tàn dư cây trồng trước. Thiết kế thành từng băng khoảng 8 10 m theo chiều dốc. Bố trí các đường công tác giữa các băng rộng 1 1,2 m. Đào hố trồng sâu 20- 25cm, rộng khoảng 15-20 cm. 2.2. Thời vụ trồng: Tại Thanh Hóa cây gai xanh AP1 được trồng ở 2 thời vụ: - Vụ Xuân (Thời vụ chính): bắt đầu từ tháng 2 đến hết tháng 4 hàng năm. - Vụ Thu: Trồng từ cuối tháng 7 đến tháng 9 hàng năm. 2.3. Mật độ, khoảng cách và kỹ thuật trồng: * Mật độ và khoảng cách Trên đất đồi, đất bãi cao: Mật độ khoảng 28.000 cây/ha; khoảng cách hàng-hàng 0,8m, cây cây từ 0,40- 0,45m. - Đối với đất ruộng, đất bãi tơi xốp Mật độ trồng 25.000 cây/ha. Khoảng cách hàng - hàng 0,8 m; cây - cây 0,5 m. * Kỹ thuật trồng: - Cây giống sau khi xuất vườn phải được trồng ngay trong ngày hoặc phải giâm trong cát ẩm, tưới và che mát cho cây trong trường hợp chưa trồng được ngay nhưng không để quá 5 7 ngày. Đặt cây con ngay ngắn vào hố trồng, giữ cây gai đứng thẳng, lấp đất kín rễ củ, không lấp kín mầm gốc. Nếu đất khô, thời tiết nắng cần tưới đủ ẩm; sau trồng từ 10- 15 ngày cần kiểm tra và trồng dặm đảm bảo mật độ. 2.4. Kỹ thuật bón phân cho gai Bón lót: sau khi làm đất xong (trước khi trồng): Từ 10- 15 tấn phân chuồng hoặc 2-3 tấn phân hữu cơ vi sinh/ha loại VX 01 + 400 kg NPK (15-15-15); trên đất chua, đất đồi cao bón thêm từ 400-500 kg vôi bột. Bón theo rãnh trồng gai hoặc theo hốc, sau đó lấp nhẹ một lớp đất bột từ 3-5cm Bón thúc lần 1: Khi gai đã bén rễ, bắt đầu nảy mầm gốc (từ 15-20 ngày sau trồng): lượng bón từ 100 kg đạm Urê + 40 kg Kaly Clorua/ha. Nếu trời nắng có thể hòa loãng để tưới, nếu độ ẩm lớn, đất ướt có thể bón trực tiếp vào gần sát gốc. Bón thúc lần 2: Sau trồng khoảng 40 ngày: lượng bón 150 kg đạm Urê + 180 kg Kaly Clorua/ha; cách bón như trên. Bón phân sau thu hoạch lần thứ nhất 1 đến lần thứ 4 (năm đầu): Lượng bón mỗi lần gồm 250kg đạm U rê + 200 kg lân super + 150 kg kalyclorua. Cách bón: sau khi thu hoạch xong, vệ sinh đồng rộng, chia đều lượng phân, rải xung quanh bụi gai đồng thời tưới đủ ẩm để phân ngấm vào đất. Bón chăm sóc từ năm thứ 2: Sau khi thu gai vụ đông (cuối tháng 1- đầu tháng 2); lượng bón cho 01ha gồm 300 kg đạm ure+500 lân super +180kg kalyclorua, bón xung quanh gốc, kết hợp vun nhẹ vùi phân. Sau mỗi lần thu hoạch: Bón bổ sung 200 kg đạm ure+200 lân super +120kg kalyclorua. Lưu ý: Hiện nay trên thị trường có các loại NPK, phân hữu cơ chuyên dùng cho cây gai (công ty CP Phân bón Sông Mã, Công ty CP Phân bón Phúc Thịnh, Công ty CP CP Công Nông nghiệp Tiến Nông...); các hộ trồng gai có thể lựa chọn và sử dụng theo khuyến cáo của đơn vị sản xuất để thay thế phân đơn. 2.5. Chăm sóc: * Tưới nước và tiêu thoát nước - Sau khi trồng, cần tưới nước và giữ ẩm thường xuyên cho cây con. Lưu ý: không dùng phương pháp tưới tràn đối với ruộng gai mới trồng. - Sau những trận mưa lớn phải kiểm tra đồng ruộng khơi thông rãnh thoát nước tránh úng cho ruộng gai. * Làm cỏ, xới xáo và chắm dặm bổ sung: - Cần phải làm cỏ thường xuyên liên tục trong giai đoạn cây con. Có thể dùng nylon che phủ mặt luống để hạn chế cỏ dại. - Sau trồng mới 10 đến 15 ngày hoặc sau mỗi lần thu hoạch gai cần tiến hành làm cỏ, xới xáo... trong trường hợp phát hiện những điểm không đảm bảo mật độ cần tiến hành trồng dặm bổ sung. 2.6. Thu hoạch, tước vỏ, phơi sấy * Thời điểm thu hoạch - Sau khi trồng được từ 80 100 ngày có thể thu hoạch lứa 1, các lứa tiếp theo cách nhau từ 45 - 60 ngày. - Các dấu hiệu nhận biết thời điểm thu hoạch: 1/3 thân phía dưới chuyển màu nâu nhạt, hồng hoặc vàng cốm; lá ở phần gốc chuyển màu vàng,bắt đầu rụng; đốt lá ở phần ngọn ngắn lại, lá mọc dày hơn; tách vỏ ra dễ dàng; gốc bắt đầu có mầm mới mọc lên. * Kỹ thuật chặt gai: Chặt gốc sát mặt đất, chặt dứt khoát, không để dập gốc gai. * Tước vỏ: Sử dụng máy do Công ty CP Nông nghiệp An Phước cung cấp (hiện nay), thu hoạch đến đâu tổ chức tước vỏ đến đấy, không để cây gai bị héo. * Phơi sấy: Vỏ gai sau khi tước cần được phơi nắng hoặc sấy khô đảm bảo độ ẩm còn 14%; nhập ngay cho nhà máy hoặc bảo quản kỹ, tránh hút ẩm, ngấm nước giảm chất lượng. 2.7. Xứ lý thân lá gai Sau khi thu hoạch, lượng thân lá gai trên ruộng nhiều, nên vun thành đống, tưới chế phẩm lên men vi sinh (Trichoderma) và ủ từ 10- 15 ngày sau đó rải đều ra ruộng. Đây là nguồn phân hữu cơ rất tốt cải tạo đất, bổ sung dinh dưỡng cho cây. 2.8 Phòng trừ sâu, bệnh hại gai Cây gai là đối tượng cây trồng mới, quần thể cây gai còn ít. Qua kiểm tra hiên nay, trên đồng ruộng chủ yếu xuất hiện các đối tượng sâu róm ăn lá, bọ trĩ, sâu cuốn lá với mật độ rất thấp. Thời gian, mức độ xuất hiện tùy thuộc vào điều kiện thời tiết từng vụ, từng năm. Vì vậy, thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện các loại sâu hại để diệt trừ. Trong trường hợp mật độ sâu xuất hiện cao, sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có hoạt chất: Abamectin, Ebamectin Benzoate, Chlorantraniliprole, Indoxacard.... để phun trừ.. NGUỒN SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
|