Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
307033

.Xây dựng mô hình trồng rừng thâm canh gỗ lớn (Keo lai, Keo tai tượng) và chuyển hóa rừng kinh doanh gỗ nhỏ sang gỗ lớn”

Ngày 05/04/2023 00:00:00

“Xây dựng mô hình trồng rừng thâm canh gỗ lớn (Keo lai, Keo tai tượng) và chuyển hóa rừng kinh doanh gỗ nhỏ sang gỗ lớn”
Hiệu quả kinh tế từ mô hình trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cao cho các hộ gia đình, tạo công ăn việc làm, giúp xóa đói, giảm nghèo cho bà con, mà còn thúc đẩy sản xuất lâm nghiệp phát triển bền vững; đồng thời, góp phần bảo vệ môi trường, sinh thái, chống biến đổi khí hậu toàn cầu; đặc biệt, khi mùa mưa đến sẽ làm giảm xói mòn, rửa trôi đất, phòng chống lũ lụt, hạn hán.
Theo tính toán của các chuyên gia về lĩnh vực giống cây trồng lâm nghiệp, với 01 ha rừng trồng loài Keo, sau khoảng 06 năm trồng rồi khai thác sẽ cho khoảng 90 m3 gỗ tròn. Ngược lại, nếu không khai thác gỗ non, để lại chăm sóc thêm 5 - 6 năm nữa, trở thành rừng gỗ lớn mới khai thác, khi đó trữ lượng gỗ sẽ tăng gấp đôi, giá bán cũng cao gấp 2 - 3 lần, tùy kích thước gỗ khi khai thác. Cùng với đó, người trồng rừng gỗ nhỏ phải 02 lần đầu tư, nhằm tái trồng rừng lứa thứ 02, với chi phí trung bình khoảng 60 triệu đồng/ha, thì rừng gỗ lớn chỉ phải đầu tư 01 lần, với tổng chi phí trung bình khoảng 40 triệu đồng/ha, chu kỳ trồng rừng gỗ lớn tuy gấp đôi, nhưng hiệu quả kinh tế lại cao gấp 2 - 3 lần rừng gỗ nhỏ.
Hình ảnh: Rừng keo tại thôn An Tâm, xã Cẩm Tâm.

.Xây dựng mô hình trồng rừng thâm canh gỗ lớn (Keo lai, Keo tai tượng) và chuyển hóa rừng kinh doanh gỗ nhỏ sang gỗ lớn”

Đăng lúc: 05/04/2023 00:00:00 (GMT+7)

“Xây dựng mô hình trồng rừng thâm canh gỗ lớn (Keo lai, Keo tai tượng) và chuyển hóa rừng kinh doanh gỗ nhỏ sang gỗ lớn”
Hiệu quả kinh tế từ mô hình trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cao cho các hộ gia đình, tạo công ăn việc làm, giúp xóa đói, giảm nghèo cho bà con, mà còn thúc đẩy sản xuất lâm nghiệp phát triển bền vững; đồng thời, góp phần bảo vệ môi trường, sinh thái, chống biến đổi khí hậu toàn cầu; đặc biệt, khi mùa mưa đến sẽ làm giảm xói mòn, rửa trôi đất, phòng chống lũ lụt, hạn hán.
Theo tính toán của các chuyên gia về lĩnh vực giống cây trồng lâm nghiệp, với 01 ha rừng trồng loài Keo, sau khoảng 06 năm trồng rồi khai thác sẽ cho khoảng 90 m3 gỗ tròn. Ngược lại, nếu không khai thác gỗ non, để lại chăm sóc thêm 5 - 6 năm nữa, trở thành rừng gỗ lớn mới khai thác, khi đó trữ lượng gỗ sẽ tăng gấp đôi, giá bán cũng cao gấp 2 - 3 lần, tùy kích thước gỗ khi khai thác. Cùng với đó, người trồng rừng gỗ nhỏ phải 02 lần đầu tư, nhằm tái trồng rừng lứa thứ 02, với chi phí trung bình khoảng 60 triệu đồng/ha, thì rừng gỗ lớn chỉ phải đầu tư 01 lần, với tổng chi phí trung bình khoảng 40 triệu đồng/ha, chu kỳ trồng rừng gỗ lớn tuy gấp đôi, nhưng hiệu quả kinh tế lại cao gấp 2 - 3 lần rừng gỗ nhỏ.
Hình ảnh: Rừng keo tại thôn An Tâm, xã Cẩm Tâm.