Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
307033

HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ, THEO DÕI VÀ ĐIỀU TRỊ NGƯỜI NHIỄM COVID-19 KHÔNG TRIỆU CHỨNG TẠI NHÀ/NƠI CƯ TRÚ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA

Ngày 01/03/2022 00:00:00

HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ, THEO DÕI VÀ ĐIỀU TRỊ NGƯỜI NHIỄM COVID-19 KHÔNG TRIỆU CHỨNG TẠI NHÀ/NƠI CƯ TRÚ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA

Trước những diễn biến mới của dịch bệnh trên địa bàn tỉnh trong những ngày qua, nhằm giảm tải cho các cơ sở thu dung, điều trị người nhiễm COVID-19, đồng thời chủ động đáp ứng với tình huống dịch bệnh lây lan nhanh ra cộng đồng, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Phương án “Quản lý, theo dõi và điều trị người nhiễm COVID-19 không triệu chứng tại nhà/nơi cư trú trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”.

Cụ thể:

1. Đối tượng áp dụng:Người nhiễm COVID-19 cần đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sau đây sẽ được xem xét quản lý, theo dõi sức khỏe tại nhà/nơi cư trú:

- Không có triệu chứng lâm sàng, chỉ số SpO2 từ 97% trở lên.

- Đã tiêm đủ liều cơ bản vắc xin phòng COVID-19.

- Trẻ em ≥ 03 tháng tuổi, người lớn ≤ 49 tuổi.

- Chưa phát hiện bệnh lý nền.

- Không đang mang thai.

- Nếu mới sinh con thì đã được trên 42 ngày.

- Có thể tự chăm sóc bản thân, biết cách đo thân nhiệt, có khả năng liên lạc với nhân viên y tế để được theo dõi, giám sát. Nếu người nhiễm SARS-CoV-2 không có khả năng tự chăm sóc thì gia đình phải có người khỏe mạnh, có kiến thức chăm sóc, biết cách phòng ngừa lây nhiễm Chỉ bố trí một người chăm sóc và không thay đổi trong suốt thời gian cách ly để hạn chể lây nhiễm.

2. Điều kiện về cơ sở vật chất khi F0 cách ly, điều trị tại nhà:

- Có phòng riêng dành cho người nhiễm COVID-19 không triệu chứng, có cửa sổ thông thoáng, có nhà vệ sinh riêng, có số điện thoại riêng, có sẵn số điện thoại của cơ sở y tế để liên hệ khi cần thiết.

- Có bàn hoặc ghế cá nhân đặt trước cửa phòng cách ly để nhận thức ăn và các vật dụng cá nhân cần thiết; có thùng rác cá nhân có nắp và túi rác đi kèm.

- Có sẵn dung dịch khử khuẩn tay và bề mặt, nước súc họng hoặc nước muối sinh lý (0,9%).

- Có các vật dụng tối thiểu: Khẩu trang y tế dùng 1 lần (tối thiểu đủ dùng cho cả gia đình trong 2 tuần); găng tay y tế (tối thiểu đủ dùng cho người chăm sóc trong 2 tuần); nhiệt kế, máy đo huyết áp; thùng đựng chất thải lây nhiễm có nắp đậy và các túi nilon để lót bên trong thùng.

- Dụng cụ cá nhân dùng riêng cho người nhiễm COVID-19: bàn chải răng, khăn tắm, khăn mặt, chậu tắm, giặt, bộ đồ dùng ăn uống, xà phòng (tắm, giặt), máy giặt (nếu có), dụng cụ phơi, sấy trang phục cá nhân.

- Có một số loại thuốc gồm thuốc nâng cao thể trạng như các loại vitamin, chất dinh dưỡng vi lượng.

(Trong trường hợp tất cả người trong hộ gia đình đều là người nhiễm COVID-19 không triệu chứng có thể tự chăm sóc sức khỏe lẫn nhau thì không cần điều kiện phòng riêng cho từng cá nhân).

3. Thời gian cách ly, theo dõi và điều kiện kết thúc cách ly:

- Thời gian cách ly: Cách ly y tế tại nhà/nơi lưu trú đủ 10 ngày.

- Điều kiện kết thúc cách ly: Không xuất hiện triệu chứng lâm sàng của bệnh lý COVID-19 trong suốt thời gian cách ly; Có kết quả xét nghiệm vào ngày thứ 10 âm tính.

- Người nhiễm COVID-19 không triệu chứng tiếp tục tự theo dõi sức khỏe tại nhà/nơi cư trú 7 ngày tiếp theo sau khi kết thúc thời gian cách ly tại nhà.

4. Lấy mẫu xét nghiệm COVID-19:

- Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà (Realtime RT-PCR hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên) cho người nhiễm COVID-19 vào ngày thứ 10 để chuẩn bị kết thúc thời gian cách ly. Nếu kết quả xét nghiệm âm tính, cơ sở được phân công quản lý người nhiễm COVID-19 lập danh sách báo cáo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 cấp xã để cấp giấy xác nhận hoàn thành thời gian cách ly theo quy định.

- Làm xét nghiệm hoặc hướng dẫn tự xét nghiệm cho người chăm sóc hoặc người ở cùng nhà/nơi cư trú với người nhiễm COVID-19 vào ngày thứ 10 cùng với người nhiễm hoặc khi có triệu chứng.

5. Sử dụng thuốc cho người nhiễm COVID-19 không triệu chứng điều trị tại nhà/nơi cư trú

- Thuốc kháng vi rút Molnupiravir (dùng trong 5 ngày).

- Những người nhiễm có đủ tiêu chí để sử dụng thuốc kháng vi rút Molnupiravir theo quy định của Bộ Y tế, có đơn tự nguyện tham gia sẽ được nhân viên y tế cấp thuốc. Đây là thuốc kháng vi rút đang ở trong giai đoạn thử nghiệm, người bệnh muốn sử dụng thuốc cần phải ký “Phiếu chấp thuận tham gia chương trình sử dụng thuốc Molnupiravir có sự kiểm soát tại cộng đồng cho người nhiễm COVID-19”. Uống ngày 2 lần, mỗi lần 2 viên (loại 400mg/viên) hoặc mỗi lần 4 viên (loại 200mg/viên), dùng trong 05 ngày.

- Khi người nhiễm COVID-19 sử dụng gói thuốc kháng vi rút thì Trung tâm Y tế tuyến huyện có trách nhiệm phân công nhân viên y tế của trung tâm hoặc trạm y tế cấp xã theo dõi, giám sát chặt chẽ đối với người nhiễm COVID-19 không triệu chứng theo Sổ tay hướng dẫn Chương trình Molnupiravir của Bệnh viện Phổi Trung ương, tránh trường hợp sử dụng thuốc sai hướng dẫn, uống thuốc không đúng liều, không uống thuốc…(có Sổ tay hướng dẫn Chương trình kèm theo).

- Trong trường hợp các quy định và hướng dẫn sử dụng thuốc kháng vi rút Molnupiravir được Bộ Y tế thay đổi, điều chỉnh; Sở Y tế có trách nhiệm chủ động cập nhật, điều chỉnh hướng dẫn cho phù hợp.

6. Xử trí cấp cứu, chuyển viện:

- Cơ sở được phân công quản lý người nhiễm COVID-19 hướng dẫn người nhiễm khi có các dấu hiệu trở nặng như: sốt, ho, đau họng, khó thở nhẹ... thì thông báo ngay cho Trạm Y tế tuyến xã để được hỗ trợ, xử trí, cấp cứu hoặc chuyển viện.

- Trong thời gian chờ đợi chuyển tuyến, Cơ sở quản lý người nhiễm COVID-19 hướng dẫn, xử trí cấp cứu cho bệnh nhân.

- Bệnh nhân COVID-19 sẽ được chuyển đến cơ sở thu dung, điều trị bệnh nhân COVID-19 trên địa bàn hoặc Bệnh viện COVID-19 số 1 tỉnh Thanh Hóa, tùy theo tình trạng SpO2 và mức độ nguy cơ của người bệnh.

- Phương tiện vận chuyển: Khi người nhiễm COVID-19 không triệu chứng điều trị tại nhà/nơi cư trú cần chuyển tuyến tùy vào mức độ của người bệnh, khả năng đáp ứng của địa phương có thể sử dụng phương tiện chuyên dụng hoặc phương tiện cá nhân phù hợp.

Biên tập: Hà Thu – Công chức Văn hóa – xã hội DUYỆT BÀI

HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ, THEO DÕI VÀ ĐIỀU TRỊ NGƯỜI NHIỄM COVID-19 KHÔNG TRIỆU CHỨNG TẠI NHÀ/NƠI CƯ TRÚ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA

Đăng lúc: 01/03/2022 00:00:00 (GMT+7)

HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ, THEO DÕI VÀ ĐIỀU TRỊ NGƯỜI NHIỄM COVID-19 KHÔNG TRIỆU CHỨNG TẠI NHÀ/NƠI CƯ TRÚ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA

Trước những diễn biến mới của dịch bệnh trên địa bàn tỉnh trong những ngày qua, nhằm giảm tải cho các cơ sở thu dung, điều trị người nhiễm COVID-19, đồng thời chủ động đáp ứng với tình huống dịch bệnh lây lan nhanh ra cộng đồng, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Phương án “Quản lý, theo dõi và điều trị người nhiễm COVID-19 không triệu chứng tại nhà/nơi cư trú trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”.

Cụ thể:

1. Đối tượng áp dụng:Người nhiễm COVID-19 cần đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sau đây sẽ được xem xét quản lý, theo dõi sức khỏe tại nhà/nơi cư trú:

- Không có triệu chứng lâm sàng, chỉ số SpO2 từ 97% trở lên.

- Đã tiêm đủ liều cơ bản vắc xin phòng COVID-19.

- Trẻ em ≥ 03 tháng tuổi, người lớn ≤ 49 tuổi.

- Chưa phát hiện bệnh lý nền.

- Không đang mang thai.

- Nếu mới sinh con thì đã được trên 42 ngày.

- Có thể tự chăm sóc bản thân, biết cách đo thân nhiệt, có khả năng liên lạc với nhân viên y tế để được theo dõi, giám sát. Nếu người nhiễm SARS-CoV-2 không có khả năng tự chăm sóc thì gia đình phải có người khỏe mạnh, có kiến thức chăm sóc, biết cách phòng ngừa lây nhiễm Chỉ bố trí một người chăm sóc và không thay đổi trong suốt thời gian cách ly để hạn chể lây nhiễm.

2. Điều kiện về cơ sở vật chất khi F0 cách ly, điều trị tại nhà:

- Có phòng riêng dành cho người nhiễm COVID-19 không triệu chứng, có cửa sổ thông thoáng, có nhà vệ sinh riêng, có số điện thoại riêng, có sẵn số điện thoại của cơ sở y tế để liên hệ khi cần thiết.

- Có bàn hoặc ghế cá nhân đặt trước cửa phòng cách ly để nhận thức ăn và các vật dụng cá nhân cần thiết; có thùng rác cá nhân có nắp và túi rác đi kèm.

- Có sẵn dung dịch khử khuẩn tay và bề mặt, nước súc họng hoặc nước muối sinh lý (0,9%).

- Có các vật dụng tối thiểu: Khẩu trang y tế dùng 1 lần (tối thiểu đủ dùng cho cả gia đình trong 2 tuần); găng tay y tế (tối thiểu đủ dùng cho người chăm sóc trong 2 tuần); nhiệt kế, máy đo huyết áp; thùng đựng chất thải lây nhiễm có nắp đậy và các túi nilon để lót bên trong thùng.

- Dụng cụ cá nhân dùng riêng cho người nhiễm COVID-19: bàn chải răng, khăn tắm, khăn mặt, chậu tắm, giặt, bộ đồ dùng ăn uống, xà phòng (tắm, giặt), máy giặt (nếu có), dụng cụ phơi, sấy trang phục cá nhân.

- Có một số loại thuốc gồm thuốc nâng cao thể trạng như các loại vitamin, chất dinh dưỡng vi lượng.

(Trong trường hợp tất cả người trong hộ gia đình đều là người nhiễm COVID-19 không triệu chứng có thể tự chăm sóc sức khỏe lẫn nhau thì không cần điều kiện phòng riêng cho từng cá nhân).

3. Thời gian cách ly, theo dõi và điều kiện kết thúc cách ly:

- Thời gian cách ly: Cách ly y tế tại nhà/nơi lưu trú đủ 10 ngày.

- Điều kiện kết thúc cách ly: Không xuất hiện triệu chứng lâm sàng của bệnh lý COVID-19 trong suốt thời gian cách ly; Có kết quả xét nghiệm vào ngày thứ 10 âm tính.

- Người nhiễm COVID-19 không triệu chứng tiếp tục tự theo dõi sức khỏe tại nhà/nơi cư trú 7 ngày tiếp theo sau khi kết thúc thời gian cách ly tại nhà.

4. Lấy mẫu xét nghiệm COVID-19:

- Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà (Realtime RT-PCR hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên) cho người nhiễm COVID-19 vào ngày thứ 10 để chuẩn bị kết thúc thời gian cách ly. Nếu kết quả xét nghiệm âm tính, cơ sở được phân công quản lý người nhiễm COVID-19 lập danh sách báo cáo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 cấp xã để cấp giấy xác nhận hoàn thành thời gian cách ly theo quy định.

- Làm xét nghiệm hoặc hướng dẫn tự xét nghiệm cho người chăm sóc hoặc người ở cùng nhà/nơi cư trú với người nhiễm COVID-19 vào ngày thứ 10 cùng với người nhiễm hoặc khi có triệu chứng.

5. Sử dụng thuốc cho người nhiễm COVID-19 không triệu chứng điều trị tại nhà/nơi cư trú

- Thuốc kháng vi rút Molnupiravir (dùng trong 5 ngày).

- Những người nhiễm có đủ tiêu chí để sử dụng thuốc kháng vi rút Molnupiravir theo quy định của Bộ Y tế, có đơn tự nguyện tham gia sẽ được nhân viên y tế cấp thuốc. Đây là thuốc kháng vi rút đang ở trong giai đoạn thử nghiệm, người bệnh muốn sử dụng thuốc cần phải ký “Phiếu chấp thuận tham gia chương trình sử dụng thuốc Molnupiravir có sự kiểm soát tại cộng đồng cho người nhiễm COVID-19”. Uống ngày 2 lần, mỗi lần 2 viên (loại 400mg/viên) hoặc mỗi lần 4 viên (loại 200mg/viên), dùng trong 05 ngày.

- Khi người nhiễm COVID-19 sử dụng gói thuốc kháng vi rút thì Trung tâm Y tế tuyến huyện có trách nhiệm phân công nhân viên y tế của trung tâm hoặc trạm y tế cấp xã theo dõi, giám sát chặt chẽ đối với người nhiễm COVID-19 không triệu chứng theo Sổ tay hướng dẫn Chương trình Molnupiravir của Bệnh viện Phổi Trung ương, tránh trường hợp sử dụng thuốc sai hướng dẫn, uống thuốc không đúng liều, không uống thuốc…(có Sổ tay hướng dẫn Chương trình kèm theo).

- Trong trường hợp các quy định và hướng dẫn sử dụng thuốc kháng vi rút Molnupiravir được Bộ Y tế thay đổi, điều chỉnh; Sở Y tế có trách nhiệm chủ động cập nhật, điều chỉnh hướng dẫn cho phù hợp.

6. Xử trí cấp cứu, chuyển viện:

- Cơ sở được phân công quản lý người nhiễm COVID-19 hướng dẫn người nhiễm khi có các dấu hiệu trở nặng như: sốt, ho, đau họng, khó thở nhẹ... thì thông báo ngay cho Trạm Y tế tuyến xã để được hỗ trợ, xử trí, cấp cứu hoặc chuyển viện.

- Trong thời gian chờ đợi chuyển tuyến, Cơ sở quản lý người nhiễm COVID-19 hướng dẫn, xử trí cấp cứu cho bệnh nhân.

- Bệnh nhân COVID-19 sẽ được chuyển đến cơ sở thu dung, điều trị bệnh nhân COVID-19 trên địa bàn hoặc Bệnh viện COVID-19 số 1 tỉnh Thanh Hóa, tùy theo tình trạng SpO2 và mức độ nguy cơ của người bệnh.

- Phương tiện vận chuyển: Khi người nhiễm COVID-19 không triệu chứng điều trị tại nhà/nơi cư trú cần chuyển tuyến tùy vào mức độ của người bệnh, khả năng đáp ứng của địa phương có thể sử dụng phương tiện chuyên dụng hoặc phương tiện cá nhân phù hợp.

Biên tập: Hà Thu – Công chức Văn hóa – xã hội DUYỆT BÀI