Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
307033

THÔNG BÁO Về việc hướng dẫn phòng trừ bọ xít dài, sâu cuốn lá, sâu đục thân trên cây lúa vụ mùa năm 2021

Ngày 13/08/2021 00:00:00

Về việc hướng dẫn phòng trừ bọ xít dài, sâu cuốn lá, sâu đục thân trên cây lúa vụ mùa năm 2021

Do thời tiết diễn biến ngày càng phức tạp, dự báo trong thời gian tới, trời tiếp tục nắng nóng, mưa rào và dông vài nơi, nhiệt độ và ẩm độ thay đổi bất thường… đây là điều kiện thuận lợi cho sâu cuốn lá, sâu đục thân, bọ xít dài tiếp tục phát sinh phát triển và gây hại.

Hiện nay cây lúa đang ở giai đoạn kết thúc đòng già đến trổ, bắt đầu xuất hiện một số dịch hại như: Sâu cuốn lá lứa 4 đang tuổi nhộng – trưởng thành, sâu đục thân lứa 4, bọ xít dài...

Để hạn chế tối đa tác động của sâu hại, đảm bảo cho cây lúa mùa sinh trưởng và phát triển tốt, UBND xã Cẩm Tâm triển khai và hướng dẫn nhân dân một số biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại trên cây lúa như sau:

Đối với sâu đục thân, sâu cuốn lá: Dự kiến sâu non lứa 5 vào ngày 25 – 30/8. Tiếp tục căn cứ theo Công văn số 10/CV-TTDVNN, ngày 06/7/2021 về việc “Phòng trừ sâu cuốn lá, sâu đục thân trên cây lúa vụ mùa năm 2021” để thực hiện hiệu quả.

Riêng diện tích lúa nếp hạt cau trồng ở một số điểm trên địa bàn huyện, do thời gian sinh trưởng kéo dài, là giống mẫn cảm với sâu đục thân, bọ xít dài nên cần theo dõi sát sao hơn. Chú ý đến sâu đục thân lứa 5(dự kiến vào ngày 25 – 30/8), có thể phun trước trỗ 5 – 7 ngày, dự kiến có thể phun phòng trừ từ ngày 15 – 20/8 bằng một số loại thuốc đặc trị như Prevathon, Virtako 40WG, Patox 95 SP… và các thuốc khác có cùng hoạt chất đã được đăng ký trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam.

Đối với bọ xít dài: Sử dụng các bó lá xoan ngâm nước giải 1 ngày, cắm lên các cọc cao 0,6 - 0,8 m bố trí quanh ruộng để tập trung bọ xít lại rồi tiến hành phun trừ. Phun trừ đối với những ruộng có mật độ bọ xít 6 con/m2. Sử dụng một trong các loại thuốc sau: Regent 800WG, Fastac 5EC…Khi phun cần tiến hành phun xung quanh bao vây, sau đó phun vào trong theo hình xoắn ốc để đạt hiệu quả cao nhất.

Chú ý: Phun thuốc theo nguyên tắc 4 đúng, sử dụng thuốc theo hướng dẫn trên bao bì và thu gom bao bì sau sử dụng vào đúng nơi quy định.

Đây là giai đoạn quan trọng, ảnh hưởng lớn đến năng suất nên công tác phát hiện sớm để quản lý sâu bệnh là điều kiện tiên quyết. UBND xã đề nghị các đồng chí trưởng thôn, các đồng chí cán bộ chỉ đạo và cán bộ chuyên môn, HTX DV tổng hợp quan tâm, hướng dẫn nhân dân thực hiện tốt các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại lúa, tránh thiệt hại trong sản xuất.

Biên tập: Hà Thu – Công chức Văn hóa – xã hội

THÔNG BÁO Về việc hướng dẫn phòng trừ bọ xít dài, sâu cuốn lá, sâu đục thân trên cây lúa vụ mùa năm 2021

Đăng lúc: 13/08/2021 00:00:00 (GMT+7)

Về việc hướng dẫn phòng trừ bọ xít dài, sâu cuốn lá, sâu đục thân trên cây lúa vụ mùa năm 2021

Do thời tiết diễn biến ngày càng phức tạp, dự báo trong thời gian tới, trời tiếp tục nắng nóng, mưa rào và dông vài nơi, nhiệt độ và ẩm độ thay đổi bất thường… đây là điều kiện thuận lợi cho sâu cuốn lá, sâu đục thân, bọ xít dài tiếp tục phát sinh phát triển và gây hại.

Hiện nay cây lúa đang ở giai đoạn kết thúc đòng già đến trổ, bắt đầu xuất hiện một số dịch hại như: Sâu cuốn lá lứa 4 đang tuổi nhộng – trưởng thành, sâu đục thân lứa 4, bọ xít dài...

Để hạn chế tối đa tác động của sâu hại, đảm bảo cho cây lúa mùa sinh trưởng và phát triển tốt, UBND xã Cẩm Tâm triển khai và hướng dẫn nhân dân một số biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại trên cây lúa như sau:

Đối với sâu đục thân, sâu cuốn lá: Dự kiến sâu non lứa 5 vào ngày 25 – 30/8. Tiếp tục căn cứ theo Công văn số 10/CV-TTDVNN, ngày 06/7/2021 về việc “Phòng trừ sâu cuốn lá, sâu đục thân trên cây lúa vụ mùa năm 2021” để thực hiện hiệu quả.

Riêng diện tích lúa nếp hạt cau trồng ở một số điểm trên địa bàn huyện, do thời gian sinh trưởng kéo dài, là giống mẫn cảm với sâu đục thân, bọ xít dài nên cần theo dõi sát sao hơn. Chú ý đến sâu đục thân lứa 5(dự kiến vào ngày 25 – 30/8), có thể phun trước trỗ 5 – 7 ngày, dự kiến có thể phun phòng trừ từ ngày 15 – 20/8 bằng một số loại thuốc đặc trị như Prevathon, Virtako 40WG, Patox 95 SP… và các thuốc khác có cùng hoạt chất đã được đăng ký trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam.

Đối với bọ xít dài: Sử dụng các bó lá xoan ngâm nước giải 1 ngày, cắm lên các cọc cao 0,6 - 0,8 m bố trí quanh ruộng để tập trung bọ xít lại rồi tiến hành phun trừ. Phun trừ đối với những ruộng có mật độ bọ xít 6 con/m2. Sử dụng một trong các loại thuốc sau: Regent 800WG, Fastac 5EC…Khi phun cần tiến hành phun xung quanh bao vây, sau đó phun vào trong theo hình xoắn ốc để đạt hiệu quả cao nhất.

Chú ý: Phun thuốc theo nguyên tắc 4 đúng, sử dụng thuốc theo hướng dẫn trên bao bì và thu gom bao bì sau sử dụng vào đúng nơi quy định.

Đây là giai đoạn quan trọng, ảnh hưởng lớn đến năng suất nên công tác phát hiện sớm để quản lý sâu bệnh là điều kiện tiên quyết. UBND xã đề nghị các đồng chí trưởng thôn, các đồng chí cán bộ chỉ đạo và cán bộ chuyên môn, HTX DV tổng hợp quan tâm, hướng dẫn nhân dân thực hiện tốt các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại lúa, tránh thiệt hại trong sản xuất.

Biên tập: Hà Thu – Công chức Văn hóa – xã hội