Chủ động phòng chống châu chấu tre hại cây trồng
Theo báo cáo của Chi cục Trồng trọt và BVTV, hiện nay, châu chấu tre đã nở, mật độ 30-50 con/m2, nơi cao 70-90 con/m2, tuổi 3, tuổi 4 và gây hại cục bộ trên cây Luồng tại huyện Quan Hóa với tổng diện tích gây hại là 19 ha (trong đó tại bản Ho xã Hiền Kiệt 10ha; bản Lở và bản Bâu xã Nam Động 9ha). Dự báo trong thời gian tới, với điều kiện thời tiết nắng nóng xen kẽ mưa dông, châu chấu tre tiếp tục nở, sau đó tập trung thành đàn lớn gây hại cây trồng.
Để chủ động trong việc phòng chống, ngăn chặn, hạn chế thấp nhất thiệt hại do châu chấu tre gây ra; Chủ tịch UBND xã Cẩm Tâm đề nghị các thôn, HTX dịch vụ tổng hợp triển khai, thực hiện một số nội dung sau:
1. Các ông trưởng thôn:
Thông báo cho nhân nhân tích cực đi kiểm tra diện tích đồi rừng; nhất là diện tích rừng luồng, tre, nứa, vầu,… nắm tình hình châu chấu tre gây hại để có biện pháp phòng trừ kịp thời, đạt kết quả cao;
Khi điều tra, phát hiện có châu chấu tre gây hại cần thông báo cho cán bộ nông nghiệp, khuyến nông của UBND xã phối hợp để hướng dẫn sử lý kịp thời khi châu chấu tre mới nở và đang ở diện hẹp;
Thường xuyên tuyên truyền, thông báo về mức độ nguy hại, gây hại của châu chấu tre, để người dân chủ động kiểm tra phát hiện và phối hợp với các cơ quan chuyên môn để xử lý kịp thời;
Khi phát hiện có châu chấu tre gây hại thì huy động mọi nguồn lực để diệt trừ, tập trung lãnh đạo,chỉ đạo phòng trừ bằng các biện pháp tổng hợp, không để châu chấu phát tán gây hại cây trồng ra diện rộng.
2. Cán bộ khuyến nông:
Thực hiện tốt công tác điều tra, dự tính, dự báo kịp thời. Tham mưu, hướng dẫn các biện pháp phòng, chống khi Châu chấu tre gây hại cây trồng nông lâm nghiệp trên địa bàn xã.
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật về cách phát hiện và phòng trừ Châu chấu tre gây hại trên các loại cây trồng;
Tập huấn, hướng dẫn, cách nhận biết, gây hại và biện pháp phòng trừ châu chấu tre cho nhân dân.
Biên tập: Hà Thu Công chức Văn hóa – xã hội | |