Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
307033

Hướng dẫn phòng trừ sâu cuốn lá, sâu đục thân trên cây lúa vụ mùa năm 2021

Ngày 19/07/2021 00:00:00

Hướng dẫn phòng trừ sâu cuốn lá, sâu đục thân trên cây lúa vụ mùa năm 2021

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thuỷ văn Thanh Hóa, trong thời gian tới thời tiết diễn biến phức tạp, có mưa và dông vài nơi, ngày nắng nóng và ẩm độ cao là điều kiện thuận lợi cho sâu cuốn lá, sâu đục thân phát triển và gây hại.

Qua kiểm tra thực tế đồng ruộng, hiện nay cây lúa đang ở giai đoạn đẻ nhánh rộ và cuối đẻ nhánh. Đã xuất hiện một số dịch hại như: Sâu cuốn lá lứa 3 đang ở tuổi 5, nhộng. Dự báo sâu non lứa 4 dự kiến xuất hiện vào khoảng 10 – 15/7; Sâu đục thân lứa 4. Dự báo: trưởng thành sẽ xuất hiện từ ngày 10-15/7. Một số diện tích đã xuất hiện ốc biêu vàng hại lúa. Để đảm bảo cho cây lúa mùa sinh trưởng và phát triển tốt đài truyền thanh xã hướng dẫn một số biện pháp phòng trừ cụ thể như sau:

* Đối với sâu đục thân:

Phát hiện trưởng thành sâu đục thân thì: tìm bóp, ngắt ổ trứng để ngăn ngừa sâu non nở và gây hại (đây là biện pháp hiệu quả nhất). Nếu điều kiện tưới tiêu chủ động có thể điều chỉnh mực nước ở ruộng cao (ngập vị trí đục vào thân của

sâu) trong 2-3 ngày để diệt sâu non. Chỉ phun trừ khi có mật độ ổ trứng từ 0,5 ổ/m2, 10% dảnh héo đối với giai đoạn đẻ nhánh; 0.3 ổ trứng/m2 ở giai đoạn đòng trỗ. Phun trừ sâu đục thân hiệu quả nhất sau khi xuất hiện trưởng thành 5 - 7 ngày hoặc xuất hiện sâu non tuổi 1, 2, bằng một trong các loại thuốc đặc hiệu: Dupont™ Prevathon® 5SC; Gànòi 95 SP; Virtako 40WG, Patox 95 SP... và các thuốc khác có cùng hoạt chất đã được đăng ký trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam.

* Đối với sâu cuốn lá:

Dự kiến sâu non lứa 4 sẽ phát sinh, phát triển và gây hại vào khoảng 10 – 15/7. Chỉ phun trừ khi có mật độ >50 con/m2 đối với giai đoạn đẻ nhánh, >20 con/m2 đối với giai đoạn đòng trổ, hiệu quả nhất khi sâu ở tuổi 1 đến tuổi 2, bằng một trong số loại thuốc đặc hiệu như: Padan 95 SP, Patox 95SP, Regent800WG,

Clever 150 SC, Ammate 150 SC…

* Ốc biêu vàng:

Để chủ động phòng trừ ốc bươu vàng: Tháo cạn nước trên mặt ruộng để ốc tập trung về các rãnh, vùng đọng nước thuận tiện bắt ốc; thường xuyên thu gom ốc, ổ trứng bằng tay, dùng vợt bắt ốc ở ruộng lúa, kênh mương; cắm cọc rải rác trên ruộng để ốc lên đẻ rồi thu gom trứng. Những nơi ốc có mật độ cao, kích thước nhỏ cần phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, như: Map passion 10GR , Molluska 700WP... để phòng trừ mới đạt hiệu quả.

Đối với thuốc Map passion 10GR, dùng 150 g (1/2 gói) thuốc rải cho 1 sào, thuốc có thể trộn với cát để dễ rải đều. Đối với Molluska 700WP, dùng 17g thuốc (1/2 gói) pha với 12 lít nước phun cho 1 sào (500m2). Khi sử dụng thuốc phải duy trì mực nước trên ruộng khoảng 0,5 - 1 cm để làm tăng hiệu quả của thuốc.

Để diệt trừ ốc bươu vàng hiệu quả và lâu dài, nhất thiết phải áp dụng nhiều biện pháp tổng hợp, cần phải làm sớm từ đầu vụ, thực hiện thường xuyên, liên tục và rộng khắp.

Không phun thuốc khi chưa đến ngưỡng để bảo vệ thiên địch; Có thể kết hợp thuốc trừ sâu với thuốc trừ bệnh (nếu ruộng lúa đang bị bệnh) để phun trừ.

Chú ý: Phun thuốc theo nguyên tắc 4 đúng, sử dụng thuốc theo hưỡng dẫn trên bao bì và thu gom bao bì sau sử dụng vào đúng nơi quy định.

Trong tình hình hiện nay công tác điều tra nhằm phát hiện sớm để quản lý sâu bệnh là điều kiện quyết định đến năng suất cây trồng. UBND xã đề nghị cán đồng chí cán bộ chỉ đạo các thôn, HTX DV thường xuyên quan tâm, phối hợp với thôn thực hiện công tác tuyên truyền, thường xuyên thăm đồng, phát hiện sớm và xử lý, phòng trừ sâu bệnh kịp thời nhằm nâng cao năng xuất, hiệu quả đối với cây lúa.

Biên tập: Hà Thu - Công chức Văn hóa - xã hội

Hướng dẫn phòng trừ sâu cuốn lá, sâu đục thân trên cây lúa vụ mùa năm 2021

Đăng lúc: 19/07/2021 00:00:00 (GMT+7)

Hướng dẫn phòng trừ sâu cuốn lá, sâu đục thân trên cây lúa vụ mùa năm 2021

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thuỷ văn Thanh Hóa, trong thời gian tới thời tiết diễn biến phức tạp, có mưa và dông vài nơi, ngày nắng nóng và ẩm độ cao là điều kiện thuận lợi cho sâu cuốn lá, sâu đục thân phát triển và gây hại.

Qua kiểm tra thực tế đồng ruộng, hiện nay cây lúa đang ở giai đoạn đẻ nhánh rộ và cuối đẻ nhánh. Đã xuất hiện một số dịch hại như: Sâu cuốn lá lứa 3 đang ở tuổi 5, nhộng. Dự báo sâu non lứa 4 dự kiến xuất hiện vào khoảng 10 – 15/7; Sâu đục thân lứa 4. Dự báo: trưởng thành sẽ xuất hiện từ ngày 10-15/7. Một số diện tích đã xuất hiện ốc biêu vàng hại lúa. Để đảm bảo cho cây lúa mùa sinh trưởng và phát triển tốt đài truyền thanh xã hướng dẫn một số biện pháp phòng trừ cụ thể như sau:

* Đối với sâu đục thân:

Phát hiện trưởng thành sâu đục thân thì: tìm bóp, ngắt ổ trứng để ngăn ngừa sâu non nở và gây hại (đây là biện pháp hiệu quả nhất). Nếu điều kiện tưới tiêu chủ động có thể điều chỉnh mực nước ở ruộng cao (ngập vị trí đục vào thân của

sâu) trong 2-3 ngày để diệt sâu non. Chỉ phun trừ khi có mật độ ổ trứng từ 0,5 ổ/m2, 10% dảnh héo đối với giai đoạn đẻ nhánh; 0.3 ổ trứng/m2 ở giai đoạn đòng trỗ. Phun trừ sâu đục thân hiệu quả nhất sau khi xuất hiện trưởng thành 5 - 7 ngày hoặc xuất hiện sâu non tuổi 1, 2, bằng một trong các loại thuốc đặc hiệu: Dupont™ Prevathon® 5SC; Gànòi 95 SP; Virtako 40WG, Patox 95 SP... và các thuốc khác có cùng hoạt chất đã được đăng ký trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam.

* Đối với sâu cuốn lá:

Dự kiến sâu non lứa 4 sẽ phát sinh, phát triển và gây hại vào khoảng 10 – 15/7. Chỉ phun trừ khi có mật độ >50 con/m2 đối với giai đoạn đẻ nhánh, >20 con/m2 đối với giai đoạn đòng trổ, hiệu quả nhất khi sâu ở tuổi 1 đến tuổi 2, bằng một trong số loại thuốc đặc hiệu như: Padan 95 SP, Patox 95SP, Regent800WG,

Clever 150 SC, Ammate 150 SC…

* Ốc biêu vàng:

Để chủ động phòng trừ ốc bươu vàng: Tháo cạn nước trên mặt ruộng để ốc tập trung về các rãnh, vùng đọng nước thuận tiện bắt ốc; thường xuyên thu gom ốc, ổ trứng bằng tay, dùng vợt bắt ốc ở ruộng lúa, kênh mương; cắm cọc rải rác trên ruộng để ốc lên đẻ rồi thu gom trứng. Những nơi ốc có mật độ cao, kích thước nhỏ cần phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, như: Map passion 10GR , Molluska 700WP... để phòng trừ mới đạt hiệu quả.

Đối với thuốc Map passion 10GR, dùng 150 g (1/2 gói) thuốc rải cho 1 sào, thuốc có thể trộn với cát để dễ rải đều. Đối với Molluska 700WP, dùng 17g thuốc (1/2 gói) pha với 12 lít nước phun cho 1 sào (500m2). Khi sử dụng thuốc phải duy trì mực nước trên ruộng khoảng 0,5 - 1 cm để làm tăng hiệu quả của thuốc.

Để diệt trừ ốc bươu vàng hiệu quả và lâu dài, nhất thiết phải áp dụng nhiều biện pháp tổng hợp, cần phải làm sớm từ đầu vụ, thực hiện thường xuyên, liên tục và rộng khắp.

Không phun thuốc khi chưa đến ngưỡng để bảo vệ thiên địch; Có thể kết hợp thuốc trừ sâu với thuốc trừ bệnh (nếu ruộng lúa đang bị bệnh) để phun trừ.

Chú ý: Phun thuốc theo nguyên tắc 4 đúng, sử dụng thuốc theo hưỡng dẫn trên bao bì và thu gom bao bì sau sử dụng vào đúng nơi quy định.

Trong tình hình hiện nay công tác điều tra nhằm phát hiện sớm để quản lý sâu bệnh là điều kiện quyết định đến năng suất cây trồng. UBND xã đề nghị cán đồng chí cán bộ chỉ đạo các thôn, HTX DV thường xuyên quan tâm, phối hợp với thôn thực hiện công tác tuyên truyền, thường xuyên thăm đồng, phát hiện sớm và xử lý, phòng trừ sâu bệnh kịp thời nhằm nâng cao năng xuất, hiệu quả đối với cây lúa.

Biên tập: Hà Thu - Công chức Văn hóa - xã hội