Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
307033

Bài tuyên truyền: Phòng, chống bệnh bạch hầu

Ngày 14/08/2024 00:00:00

Bài tuyên truyền: Phòng, chống bệnh bạch hầu

Hiện nay dịch bệnh Bạch hầu đã quay trở lại xuất hiện tại một số tỉnh, thành trong cả nước như Nghệ An,Bắc Giang. Mới đây ngày 4/8/ 2024 tại huyện Mường lát tỉnh Thanh Hóa có một bệnhnhân nữ mang thai 8 tháng được chẩn đoán nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu nên được chuyển đến Khoa Bệnh nhiệt đới Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa. Đến ngày 5.8, kết quả kiểm tra, thăm khám xác định bệnh nhân mắc bệnh Bạch hầu chưa rõ nguồn lây.

1.Bệnh bạch hầu là gì.

Bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu sinh độc tố, bệnh dễ lây lan, nguy cơ tử vong cao nếu không được điều trị kịp thời.Bệnh gây tổn thương chủ yếu ở vòm hầu, họng, mũi, thanh quản, ở da và các vùng niêm mạc khác...

Bệnh bạch hầu xảy ra ở mọi lứa tuổi và sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường xảy ra ở những trẻ chưa được tiêm chủng.
637406441.jpg

2. Đường lây:Bệnh bạch hầu có thể lây truyền cao từ người mắc bệnh sang người khác thông qua đường hô hấp (hắt hơi, ho) và tiếp xúc trực tiếp. Bệnh có thể gây nhiễm trùng mũi, họng dẫn tới tử vong.

3. Triệu chứng của bệnh Bạch hầu:

- Sốt nhẹ, đau đầu.

- Viêm họng giống như viêm amidan, dẫn tới khó thở.

- Đau họng dẫn tới chán ăn.

- Ho, giọng nói khàn, sổ mũi, hơi thở hôi.

- Da trở nên xạm đen, hay hồi hộp, lo lắng, đánh trống ngực.

- Sau khi thấy triệu trứng trên khoảng 2-3 ngày, ở trong họng, thanh quản, mũi xuất hiện màng giả có màu trắng ngà. Màng giả Bạch hầu này dai, dính và khi bóc màng giả sẽ gây chảy máu. Khi đó, màng giả có thể có màu xám hoặc đen.

Bệnh nhân Bạch hầu có thể qua khỏi hoặc trở nên trầm trọng và tử vong trong vòng 6 đến 10 ngày. Triệu chứng của bệnh nặng không sốt cao nhưng có thể sưng cổ khiến gây tắc đường thở và tử vong nhanh chóng.

4. Các biến chứng thường gặp của bệnh Bạch hầu:

+ Biến chứng tim mạch: Viêm cơ tim do nhiễm độc là biến chứng thường gặp của bệnh bạch hầu và thường xảy ra vào ngày thứ hai đến ngày thứ bảy sau khi mắc bệnh.

+ Biến chứng thần kinh: Bao gồm liệt cục bộ các dây thần kinh sọ (số 4,số 10), xuất hiện sớm nhất vào ngày thứ 5, có thể kèm nhìn mờ, khó nuốt... Bệnh nhân có thể xuất hiện suy tim và trụy mạch do thoái hóa các trung tâm vận mạch và liệt lớp cơ động mạch vào tuần lễ thứ hai hoặc thứ 3 sau phát bệnh.

+ Biến chứng viêm dây thần kinh ngoại biên: Đây là biến chứng muộn có khi xảy ra 12 tuần sau khi bị bệnh. Bệnh nhân có thể bị liệt hoặc bị tổn thương dây thần kinh hoành.

5. Phòng bệnh:Để chủ động phòng chống bệnh bạch hầu Cục Y tế Dự Phòng khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

- Đưa trẻ đi tiêm chủng tiêm vắc xin phối hợp phòng bệnh bạch hầu:

DPT-VGB-Hib (SII) hoặc DTP, Td đầy đủ, đúng lịch.

- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày; hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoăc nghi nghờ mắc bệnh.

- Đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.

- Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.

- Người dân trong ổ dịch cần chấp hành nghiêm túc việc uống thuốc phòng và tiêm vắc xin phòng bệnh theo chỉ định và yêu cầu của cơ quan y tế.

Bài tuyên truyền: Phòng, chống bệnh bạch hầu

Đăng lúc: 14/08/2024 00:00:00 (GMT+7)

Bài tuyên truyền: Phòng, chống bệnh bạch hầu

Hiện nay dịch bệnh Bạch hầu đã quay trở lại xuất hiện tại một số tỉnh, thành trong cả nước như Nghệ An,Bắc Giang. Mới đây ngày 4/8/ 2024 tại huyện Mường lát tỉnh Thanh Hóa có một bệnhnhân nữ mang thai 8 tháng được chẩn đoán nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu nên được chuyển đến Khoa Bệnh nhiệt đới Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa. Đến ngày 5.8, kết quả kiểm tra, thăm khám xác định bệnh nhân mắc bệnh Bạch hầu chưa rõ nguồn lây.

1.Bệnh bạch hầu là gì.

Bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu sinh độc tố, bệnh dễ lây lan, nguy cơ tử vong cao nếu không được điều trị kịp thời.Bệnh gây tổn thương chủ yếu ở vòm hầu, họng, mũi, thanh quản, ở da và các vùng niêm mạc khác...

Bệnh bạch hầu xảy ra ở mọi lứa tuổi và sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường xảy ra ở những trẻ chưa được tiêm chủng.
637406441.jpg

2. Đường lây:Bệnh bạch hầu có thể lây truyền cao từ người mắc bệnh sang người khác thông qua đường hô hấp (hắt hơi, ho) và tiếp xúc trực tiếp. Bệnh có thể gây nhiễm trùng mũi, họng dẫn tới tử vong.

3. Triệu chứng của bệnh Bạch hầu:

- Sốt nhẹ, đau đầu.

- Viêm họng giống như viêm amidan, dẫn tới khó thở.

- Đau họng dẫn tới chán ăn.

- Ho, giọng nói khàn, sổ mũi, hơi thở hôi.

- Da trở nên xạm đen, hay hồi hộp, lo lắng, đánh trống ngực.

- Sau khi thấy triệu trứng trên khoảng 2-3 ngày, ở trong họng, thanh quản, mũi xuất hiện màng giả có màu trắng ngà. Màng giả Bạch hầu này dai, dính và khi bóc màng giả sẽ gây chảy máu. Khi đó, màng giả có thể có màu xám hoặc đen.

Bệnh nhân Bạch hầu có thể qua khỏi hoặc trở nên trầm trọng và tử vong trong vòng 6 đến 10 ngày. Triệu chứng của bệnh nặng không sốt cao nhưng có thể sưng cổ khiến gây tắc đường thở và tử vong nhanh chóng.

4. Các biến chứng thường gặp của bệnh Bạch hầu:

+ Biến chứng tim mạch: Viêm cơ tim do nhiễm độc là biến chứng thường gặp của bệnh bạch hầu và thường xảy ra vào ngày thứ hai đến ngày thứ bảy sau khi mắc bệnh.

+ Biến chứng thần kinh: Bao gồm liệt cục bộ các dây thần kinh sọ (số 4,số 10), xuất hiện sớm nhất vào ngày thứ 5, có thể kèm nhìn mờ, khó nuốt... Bệnh nhân có thể xuất hiện suy tim và trụy mạch do thoái hóa các trung tâm vận mạch và liệt lớp cơ động mạch vào tuần lễ thứ hai hoặc thứ 3 sau phát bệnh.

+ Biến chứng viêm dây thần kinh ngoại biên: Đây là biến chứng muộn có khi xảy ra 12 tuần sau khi bị bệnh. Bệnh nhân có thể bị liệt hoặc bị tổn thương dây thần kinh hoành.

5. Phòng bệnh:Để chủ động phòng chống bệnh bạch hầu Cục Y tế Dự Phòng khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

- Đưa trẻ đi tiêm chủng tiêm vắc xin phối hợp phòng bệnh bạch hầu:

DPT-VGB-Hib (SII) hoặc DTP, Td đầy đủ, đúng lịch.

- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày; hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoăc nghi nghờ mắc bệnh.

- Đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.

- Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.

- Người dân trong ổ dịch cần chấp hành nghiêm túc việc uống thuốc phòng và tiêm vắc xin phòng bệnh theo chỉ định và yêu cầu của cơ quan y tế.