Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
307033

Phát huy vai trò của Tổ công nghệ số cộng đồng trong chuyển đổi số

Ngày 07/10/2024 00:00:00

Phát huy vai trò của Tổ công nghệ số cộng đồng trong chuyển đổi số

Tổ công nghệ số cộng đồng (CNSCĐ) là lực lượng mang tính huy động sức mạnh toàn dân, gần dân, sát dân và là “cánh tay nối dài” của Ban Chỉ đạo chuyển đổi số (CĐS) từ tỉnh đến cơ sở. Hoạt động của Tổ CNSCĐ thời gian qua đã để lại nhiều dấu ấn tốt đẹp trong lòng người dân, được chính quyền và người dân ghi nhận, tin tưởng.


Các Tổ công nghệ số cộng đồng tại thị xã Bỉm Sơn đều phát huy tốt vai trò hướng dẫn người dân cập nhật kỹ năng số.

Thanh Hóa hiện có 4.351 Tổ CNSCĐ với 15.995 thành viên (100% các thôn, bản, tổ dân phố đã có Tổ CNSCĐ). Mỗi tổ có từ 3 - 9 thành viên với lực lượng nòng cốt là: Bí thư chi bộ cấp thôn; tổ trưởng tổ dân phố; đoàn thanh niên; doanh nghiệp viễn thông... Sau hơn 2 năm triển khai, các Tổ CNSCĐ đã không quản ngại khó khăn, ngày đêm hỗ trợ công tác CĐS tại địa phương, góp phần tuyên truyền sâu rộng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về CĐS đến các hộ gia đình, người dân. Đồng thời, tuyên truyền, hướng dẫn người dân cài đặt, nắm bắt kỹ năng, sử dụng thành thạo các nền tảng số, các ứng dụng số cơ bản như: Định danh điện tử cá nhân, bảo hiểm xã hội, sổ sức khỏe điện tử, tài khoản mobile money, thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên Cổng dịch vụ công của tỉnh, quốc gia, để tương tác với chính quyền và tạo nhóm mạng xã hội zalo bao gồm tất cả các hộ gia đình, người dân trong thôn, bản, tổ dân phố và phổ cập kỹ năng số đến người dân.

Là một trong 2 thành viên Tổ CNSCĐ vinh dự được tham dự buổi tọa đàm với Thủ tướng Chính phủ và phát biểu tham luận tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc chào mừng Ngày CĐS quốc gia năm 2024, ông Vũ Đình Kịp, Tổ trưởng Tổ CNSCĐ khu phố 4, phường Lam Sơn (thị xã Bỉm Sơn) chia sẻ: Xác định công tác CĐS là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài, do đó nhiệm vụ của Tổ CNSCĐ là liên tục học hỏi để kịp thời triển khai tới Nhân dân các phương thức, cách thực hiện nhằm xây dựng chính quyền số, kinh tế số và xã hội số; thực thi có hiệu quả chủ trương “Lấy người dân làm trung tâm” trong CĐS, để người dân thấy được giá trị và lợi ích của CĐS, từ đó chủ động tham gia, đồng hành với CĐS.

Tổ CNSCĐ thôn Hổ Thôn, xã Định Hưng (Yên Định) có 5 thành viên do trưởng thôn Hoàng Văn Thắng làm tổ trưởng. Hiện nay, thôn Hổ Thôn có 2 nhóm zalo để thực hiện công tác chỉ đạo, điều hành và thông tin tuyên truyền. Các thành viên Tổ CNSCĐ đã tích cực tuyên truyền, vận động các ngõ xóm, các mạnh thường quân tham gia ủng hộ lắp đặt hệ thống camera an ninh tại tất cả các ngõ xóm và được tích hợp kết nối tại đầu thu, hiển thị qua màn hình tivi tại nhà văn hóa thôn nên rất thuận lợi cho công tác nắm bắt tình hình an ninh trật tự trong thôn. Tổ CNSCĐ cũng tích cực ra quân hướng dẫn người dân cài đặt ứng dụng DMSS, THANHHOAS để có thể xem camera trên điện thoại thông minh của mình, từ đó tăng cường công tác tố giác tội phạm. Từ hoạt động của mô hình đã giúp người dân nêu cao ý thức phòng chống tội phạm và giảm thiểu vi phạm giao thông, vi phạm an ninh trật tự, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường... góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong Nhân dân.

Để đảm bảo cho tất cả người dân có thể tiếp cận với các dịch vụ công trực tuyến, Tổ CNSCĐ thôn Hổ Thôn đã phối hợp với lực lượng công an xã, đoàn thanh niên... ra quân tuyên truyền, vận động hướng dẫn cài đặt Định danh điện tử (VneID) cho người dân từ 15 tuổi trở lên đạt 76,64%; cài đặt chữ ký số đạt 49,7%; 50% người trong độ tuổi lao động có tài khoản thanh toán điện tử; 79% người trong thôn có tài khoản thanh toán điện tử; 100% nhà ở trong thôn được gắn mã địa chỉ trên nền tảng bản đồ số; thôn đã xây dựng bộ QR code được treo tại nhà văn hóa thôn và khu di tích nhằm giới thiệu về lịch sử truyền thống, quá trình hình thành, các điều kiện tự nhiên cũng như di tích lịch sử thôn để du khách thập phương đến có thể nắm bắt được thông tin một cách nhanh nhất...

Hoạt động rộng khắp, các Tổ CNSCĐ trên toàn tỉnh đã năng động, sáng tạo nhiều cách làm hay, nổi bật nhằm cụ thể hóa quan điểm: CĐS lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, để phát triển kinh tế số, từng bước xây dựng xã hội số, hình thành công dân số, giúp người dân, doanh nghiệp thực sự được tiếp cận, thụ hưởng thành quả của công cuộc CĐS. Thời gian qua, Tổ CNSCĐ trên địa bàn tỉnh đã tham gia thực hiện có hiệu quả các mô hình CĐS như: Mô hình “3 không”; “Chợ không dùng tiền mặt” tại TP Thanh Hóa, TP Sầm Sơn, các huyện Quảng Xương, Ngọc Lặc...; mô hình “Thôn thông minh”, “Làng số” tại các huyện Hoằng Hóa, Yên Định, Thiệu Hóa; mô hình đưa sản phẩm nông sản lên sàn thương mại điện tử gắn truy xuất nguồn gốc và thanh toán không dùng tiền mặt tại các huyện Đông Sơn, Như Thanh, Yên Định... Một số địa phương như Quan Sơn, Hà Trung... đã đa dạng hóa nội dung sinh hoạt tổ dân phố, thôn, bản ở nhà văn hóa bằng các buổi sinh hoạt chia sẻ, giới thiệu về kinh nghiệm sử dụng các nền tảng số, dịch vụ số; tuyên truyền về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước... Bên cạnh đó, Tổ CNSCĐ còn tuyên truyền, vận động các mạnh thường quân trong và ngoài tỉnh, bà con xa quê đóng góp xây dựng quê hương như xây dựng hệ thống camera an ninh thôn, vận động người dân hiến đất làm đường...

Để Tổ CNSCĐ ngày một hoàn thiện, hoạt động ngày một hiệu quả, thực sự là “cánh tay nối dài” giữa cấp ủy, chính quyền với Nhân dân, các Tổ CNSCĐ mong muốn được xem xét hỗ trợ kinh phí hoạt động như các doanh nghiệp viễn thông hỗ trợ cước phí dịch vụ viễn thông cho thành viên Tổ CNSCĐ; các cấp, các ngành tiếp tục quan tâm hỗ trợ đào tạo kỹ năng sử dụng các nền tảng số cho thành viên Tổ CNSCĐ theo hướng đơn giản, thuận tiện...

Nguồn:baothanhhoa.vn

Phát huy vai trò của Tổ công nghệ số cộng đồng trong chuyển đổi số

Đăng lúc: 07/10/2024 00:00:00 (GMT+7)

Phát huy vai trò của Tổ công nghệ số cộng đồng trong chuyển đổi số

Tổ công nghệ số cộng đồng (CNSCĐ) là lực lượng mang tính huy động sức mạnh toàn dân, gần dân, sát dân và là “cánh tay nối dài” của Ban Chỉ đạo chuyển đổi số (CĐS) từ tỉnh đến cơ sở. Hoạt động của Tổ CNSCĐ thời gian qua đã để lại nhiều dấu ấn tốt đẹp trong lòng người dân, được chính quyền và người dân ghi nhận, tin tưởng.


Các Tổ công nghệ số cộng đồng tại thị xã Bỉm Sơn đều phát huy tốt vai trò hướng dẫn người dân cập nhật kỹ năng số.

Thanh Hóa hiện có 4.351 Tổ CNSCĐ với 15.995 thành viên (100% các thôn, bản, tổ dân phố đã có Tổ CNSCĐ). Mỗi tổ có từ 3 - 9 thành viên với lực lượng nòng cốt là: Bí thư chi bộ cấp thôn; tổ trưởng tổ dân phố; đoàn thanh niên; doanh nghiệp viễn thông... Sau hơn 2 năm triển khai, các Tổ CNSCĐ đã không quản ngại khó khăn, ngày đêm hỗ trợ công tác CĐS tại địa phương, góp phần tuyên truyền sâu rộng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về CĐS đến các hộ gia đình, người dân. Đồng thời, tuyên truyền, hướng dẫn người dân cài đặt, nắm bắt kỹ năng, sử dụng thành thạo các nền tảng số, các ứng dụng số cơ bản như: Định danh điện tử cá nhân, bảo hiểm xã hội, sổ sức khỏe điện tử, tài khoản mobile money, thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên Cổng dịch vụ công của tỉnh, quốc gia, để tương tác với chính quyền và tạo nhóm mạng xã hội zalo bao gồm tất cả các hộ gia đình, người dân trong thôn, bản, tổ dân phố và phổ cập kỹ năng số đến người dân.

Là một trong 2 thành viên Tổ CNSCĐ vinh dự được tham dự buổi tọa đàm với Thủ tướng Chính phủ và phát biểu tham luận tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc chào mừng Ngày CĐS quốc gia năm 2024, ông Vũ Đình Kịp, Tổ trưởng Tổ CNSCĐ khu phố 4, phường Lam Sơn (thị xã Bỉm Sơn) chia sẻ: Xác định công tác CĐS là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài, do đó nhiệm vụ của Tổ CNSCĐ là liên tục học hỏi để kịp thời triển khai tới Nhân dân các phương thức, cách thực hiện nhằm xây dựng chính quyền số, kinh tế số và xã hội số; thực thi có hiệu quả chủ trương “Lấy người dân làm trung tâm” trong CĐS, để người dân thấy được giá trị và lợi ích của CĐS, từ đó chủ động tham gia, đồng hành với CĐS.

Tổ CNSCĐ thôn Hổ Thôn, xã Định Hưng (Yên Định) có 5 thành viên do trưởng thôn Hoàng Văn Thắng làm tổ trưởng. Hiện nay, thôn Hổ Thôn có 2 nhóm zalo để thực hiện công tác chỉ đạo, điều hành và thông tin tuyên truyền. Các thành viên Tổ CNSCĐ đã tích cực tuyên truyền, vận động các ngõ xóm, các mạnh thường quân tham gia ủng hộ lắp đặt hệ thống camera an ninh tại tất cả các ngõ xóm và được tích hợp kết nối tại đầu thu, hiển thị qua màn hình tivi tại nhà văn hóa thôn nên rất thuận lợi cho công tác nắm bắt tình hình an ninh trật tự trong thôn. Tổ CNSCĐ cũng tích cực ra quân hướng dẫn người dân cài đặt ứng dụng DMSS, THANHHOAS để có thể xem camera trên điện thoại thông minh của mình, từ đó tăng cường công tác tố giác tội phạm. Từ hoạt động của mô hình đã giúp người dân nêu cao ý thức phòng chống tội phạm và giảm thiểu vi phạm giao thông, vi phạm an ninh trật tự, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường... góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong Nhân dân.

Để đảm bảo cho tất cả người dân có thể tiếp cận với các dịch vụ công trực tuyến, Tổ CNSCĐ thôn Hổ Thôn đã phối hợp với lực lượng công an xã, đoàn thanh niên... ra quân tuyên truyền, vận động hướng dẫn cài đặt Định danh điện tử (VneID) cho người dân từ 15 tuổi trở lên đạt 76,64%; cài đặt chữ ký số đạt 49,7%; 50% người trong độ tuổi lao động có tài khoản thanh toán điện tử; 79% người trong thôn có tài khoản thanh toán điện tử; 100% nhà ở trong thôn được gắn mã địa chỉ trên nền tảng bản đồ số; thôn đã xây dựng bộ QR code được treo tại nhà văn hóa thôn và khu di tích nhằm giới thiệu về lịch sử truyền thống, quá trình hình thành, các điều kiện tự nhiên cũng như di tích lịch sử thôn để du khách thập phương đến có thể nắm bắt được thông tin một cách nhanh nhất...

Hoạt động rộng khắp, các Tổ CNSCĐ trên toàn tỉnh đã năng động, sáng tạo nhiều cách làm hay, nổi bật nhằm cụ thể hóa quan điểm: CĐS lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, để phát triển kinh tế số, từng bước xây dựng xã hội số, hình thành công dân số, giúp người dân, doanh nghiệp thực sự được tiếp cận, thụ hưởng thành quả của công cuộc CĐS. Thời gian qua, Tổ CNSCĐ trên địa bàn tỉnh đã tham gia thực hiện có hiệu quả các mô hình CĐS như: Mô hình “3 không”; “Chợ không dùng tiền mặt” tại TP Thanh Hóa, TP Sầm Sơn, các huyện Quảng Xương, Ngọc Lặc...; mô hình “Thôn thông minh”, “Làng số” tại các huyện Hoằng Hóa, Yên Định, Thiệu Hóa; mô hình đưa sản phẩm nông sản lên sàn thương mại điện tử gắn truy xuất nguồn gốc và thanh toán không dùng tiền mặt tại các huyện Đông Sơn, Như Thanh, Yên Định... Một số địa phương như Quan Sơn, Hà Trung... đã đa dạng hóa nội dung sinh hoạt tổ dân phố, thôn, bản ở nhà văn hóa bằng các buổi sinh hoạt chia sẻ, giới thiệu về kinh nghiệm sử dụng các nền tảng số, dịch vụ số; tuyên truyền về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước... Bên cạnh đó, Tổ CNSCĐ còn tuyên truyền, vận động các mạnh thường quân trong và ngoài tỉnh, bà con xa quê đóng góp xây dựng quê hương như xây dựng hệ thống camera an ninh thôn, vận động người dân hiến đất làm đường...

Để Tổ CNSCĐ ngày một hoàn thiện, hoạt động ngày một hiệu quả, thực sự là “cánh tay nối dài” giữa cấp ủy, chính quyền với Nhân dân, các Tổ CNSCĐ mong muốn được xem xét hỗ trợ kinh phí hoạt động như các doanh nghiệp viễn thông hỗ trợ cước phí dịch vụ viễn thông cho thành viên Tổ CNSCĐ; các cấp, các ngành tiếp tục quan tâm hỗ trợ đào tạo kỹ năng sử dụng các nền tảng số cho thành viên Tổ CNSCĐ theo hướng đơn giản, thuận tiện...

Nguồn:baothanhhoa.vn