Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
307033

Trồng cây gai xanh mở hướng đi mới cho xã Cẩm Tâm

Ngày 15/03/2022 00:00:00

Trồng cây gai xanh mở hướng đi mới cho xã Cẩm Tâm

Thực hiện Đề án Phát triển vùng nguyên liệu cây gai xanh phục vụ Nhà máy Sản xuất sợi dệt tại xã Cẩm Tú (Cẩm Thủy) đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, những năm gần đây, huyện Cẩm Thủy đã triển khai mô hình cây gai xanh, phát triển kinh tế, góp phần đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân.

Theo đó, để phát triển vùng nguyên liệu cây gai xanh, xã Cẩm Tâm đã chỉ đạo các thôn cực đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu, đưa cây gai thay thế một số cây trồng có hiệu quả kinh tế thấp. Đến nay, nông dân ở 4 thôn trên địa bàn xã đã và đang tích cực chuyển đổi sang trồng loại cây này.

Qua kết quả thực nghiệm cho thấy, cây gai xanh dễ trồng, đầu tư 1 lần cho thu hoạch trong vòng 10 năm, hiệu quả kinh tế cao. Thực hiện Đề án Phát triển vùng nguyên liệu cây gai xanh phục vụ Nhà máy Sản xuất sợi dệt tại xã Cẩm Tú (Cẩm Thủy) đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030, xã Cẩm Tâm phấn đấu đến cuối năm 2022 trồng được 30 ha cây gai xanh. Qua đó, góp phần nâng cao đời sống của người dân, mở ra nhiều cơ hội để xã Cẩm Tâm nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững.

Được biết Đề án Phát triển vùng nguyên liệu cây gai xanh phục vụ Nhà máy Sản xuất sợi dệt tại xã Cẩm Tú (Cẩm Thủy) đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 của UBND tỉnh đề ra mục tiêu giai đoạn 2021 - 2025 diện tích trồng cây gai xanh là 3.457ha, đến năm 2025 phát triển lên 6.457ha. Cùng với đó, HĐND tỉnh đã ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển cây gai xanh nguyên liệu trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021 - 2023. Các doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân trồng cây gai xanh làm nguyên liệu sản xuất sợi dệt trên địa bàn tỉnh thuộc phạm vi Đề án được hỗ trợ 10 triệu đồng/1ha để chuyển đổi từ trồng cây lâu năm kém hiệu quả sang trồng cây gai xanh nguyên liệu; hỗ trợ 50% chi phí mua giống cây gai xanh; hỗ trợ chi phí mua máy tước vỏ cây gai xanh với mức 5 triệu đồng/1 máy. Mức hỗ trợ sẽ được áp dụng với từng đối tượng cụ thể và theo quy mô diện tích khác nhau.

Hiện nay, xã Cẩm Tâm đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây gai xanh nguyên liệu. Mong rằng, với cơ chế, chính sách của tỉnh và huyện, cùng với sự nỗ lực vượt khó của người dân, gai xanh sẽ trở thành cây giảm nghèo bền vững trên địa bàn xã.

Biên tập: Hà Thu

Trồng cây gai xanh mở hướng đi mới cho xã Cẩm Tâm

Đăng lúc: 15/03/2022 00:00:00 (GMT+7)

Trồng cây gai xanh mở hướng đi mới cho xã Cẩm Tâm

Thực hiện Đề án Phát triển vùng nguyên liệu cây gai xanh phục vụ Nhà máy Sản xuất sợi dệt tại xã Cẩm Tú (Cẩm Thủy) đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, những năm gần đây, huyện Cẩm Thủy đã triển khai mô hình cây gai xanh, phát triển kinh tế, góp phần đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân.

Theo đó, để phát triển vùng nguyên liệu cây gai xanh, xã Cẩm Tâm đã chỉ đạo các thôn cực đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu, đưa cây gai thay thế một số cây trồng có hiệu quả kinh tế thấp. Đến nay, nông dân ở 4 thôn trên địa bàn xã đã và đang tích cực chuyển đổi sang trồng loại cây này.

Qua kết quả thực nghiệm cho thấy, cây gai xanh dễ trồng, đầu tư 1 lần cho thu hoạch trong vòng 10 năm, hiệu quả kinh tế cao. Thực hiện Đề án Phát triển vùng nguyên liệu cây gai xanh phục vụ Nhà máy Sản xuất sợi dệt tại xã Cẩm Tú (Cẩm Thủy) đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030, xã Cẩm Tâm phấn đấu đến cuối năm 2022 trồng được 30 ha cây gai xanh. Qua đó, góp phần nâng cao đời sống của người dân, mở ra nhiều cơ hội để xã Cẩm Tâm nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững.

Được biết Đề án Phát triển vùng nguyên liệu cây gai xanh phục vụ Nhà máy Sản xuất sợi dệt tại xã Cẩm Tú (Cẩm Thủy) đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 của UBND tỉnh đề ra mục tiêu giai đoạn 2021 - 2025 diện tích trồng cây gai xanh là 3.457ha, đến năm 2025 phát triển lên 6.457ha. Cùng với đó, HĐND tỉnh đã ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển cây gai xanh nguyên liệu trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021 - 2023. Các doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân trồng cây gai xanh làm nguyên liệu sản xuất sợi dệt trên địa bàn tỉnh thuộc phạm vi Đề án được hỗ trợ 10 triệu đồng/1ha để chuyển đổi từ trồng cây lâu năm kém hiệu quả sang trồng cây gai xanh nguyên liệu; hỗ trợ 50% chi phí mua giống cây gai xanh; hỗ trợ chi phí mua máy tước vỏ cây gai xanh với mức 5 triệu đồng/1 máy. Mức hỗ trợ sẽ được áp dụng với từng đối tượng cụ thể và theo quy mô diện tích khác nhau.

Hiện nay, xã Cẩm Tâm đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây gai xanh nguyên liệu. Mong rằng, với cơ chế, chính sách của tỉnh và huyện, cùng với sự nỗ lực vượt khó của người dân, gai xanh sẽ trở thành cây giảm nghèo bền vững trên địa bàn xã.

Biên tập: Hà Thu